Nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn mạnh
Tinh dầu hoa hồng giúp chống lão hóa và nhiều lợi ích khác
Ấn tượng với 8 lợi ích sức khỏe của tinh dầu chanh
11 loại tinh dầu giúp vết thương trên da nhanh lành, không để lại sẹo
Chỉ dẫn nhanh dùng tinh dầu giảm đau họng do ngồi lâu dưới điều hòa
Dưới đây là 7 loại tinh dầu kháng khuẩn, giúp diệt trừ vi khuẩn:
Tinh dầu húng quế (basil essential oil)
Húng quế đã được chứng minh là giúp chống nhiễm trùng rất hiệu quả. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Molecules (Thụy Sỹ) cho thấy, các loại dầu dễ bay hơi trong húng quế đã ức chế nhiều chủng vi khuẩn E.coli kháng thuốc. E.coli có thể gây đau thắt bụng, tiêu chảy, nôn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên BMC Compuityary and Alternative Medicine (Tạm dịch: BMC Y học bổ sung và thay thế) của Anh, chiết xuất hạt húng quế có hiệu quả chống lại vi khuẩn gây bệnh lao trong phòng thí nghiệm.
Tinh dầu cúc La Mã (Chamomile essential oil)
Hoa cúc La Mã có tên trong Germany’s Commission E (Tạm dịch: Danh mục E về dược thảo của Đức), giúp điều trị các vấn đề về da, giảm sưng và chống lại vi khuẩn. Trà hoa cúc La Mã hoặc chất bổ sung cũng được dùng để giảm đau dạ dày.
Tinh dầu cúc La Mã giúp chống lại vi khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm nướu
Đặc tính kháng khuẩn của chiết xuất hoa cúc La Mã cũng giúp chống lại nấm Candida albicans và vi khuẩn Enterococcus faecalis. Tạp chí Nha khoa Ấn Độ đã đăng tải một nghiên cứu đánh giá về chiết xuất hoa cúc La Mã cho thấy chúng có hiệu quả trong việc chống lại nấm, E. faecalis - bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh, thường đe dọa tính mạng. Nghiên cứu này đã thêm khẳng định hoa cúc La Mã giúp chữa lành apxe răng và viêm nướu.
Tinh dầu quế
Tinh dầu quế có chứa các hợp chất tự nhiên giúp chống nhiễm trùng. Trong một nghiên cứu được công bố trên BMC Compuityary and Alternative Medicine, tinh dầu quế có đặc tính kháng khuẩn mạnh đối với một số chủng vi khuẩn có hại, bao gồm: Nhiều chủng Salmonella (liên quan đến ngộ độc thực phẩm), E. coli, Staphylococcus aureus (liên quan đến nhiễm trùng MRSA có thể gây tử vong)...
Tinh dầu gừng
Theo Stephen Harrod Buhner - tác giả nổi tiếng, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về thảo dược, cho biết: Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể chống lại virus và vi khuẩn, ngay cả khi thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus không có hiệu quả.
Tinh dầu kinh giới cay (Oregano essential oil)
Kinh giới cay là một loại cây có tính sát trùng mạnh nhờ có chứa carvacrol và acid rosmarinic. Không giống như các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn có hại, các hợp chất trong kinh giới cay có thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm, thậm chí cả ký sinh trùng như giun.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers in Microbiology (Mỹ) cho thấy kinh giới cay giúp chống lại viêm họng liên cầu khuẩn kháng kháng sinh.
Tinh dầu tràm trà (tea tree essential oil)
Cây tràm trà hay còn gọi là cây trà đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ do có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Antimicrobial Chemotherapy (Anh) cho thấy, tinh dầu tràm trà giúp chống lại Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin, do có chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là alpha terpineol và linalool.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí ScienceDirect (Mỹ) cho thấy tinh dầu tràm trà có hiệu quả chống lại S.aureus và màng sinh học mà chúng tạo ra. Màng sinh học là một lớp vi sinh vật mỏng, tiết ra các chất để giúp đảm bảo sự tồn tại của chúng trong hoặc trên cơ thể. Màng sinh học của chúng có hại cho sức khỏe con người.
Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, tinh dầu tràm trà có thể được dùng trên da hoặc khuếch tán tinh dầu trong không khí.
Tinh dầu cỏ xạ hương (Thyme essential oil)
Cỏ xạ hương (còn gọi là húng tây), kinh giới cay và húng quế đều có tên trên Tạp chí Microbiology and Biotechnology (Tạm dịch: Vi sinh vật và Công nghệ sinh học) nhờ có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cả cỏ xạ hương và kinh giới cay đều có tác dụng đối với E. coli.
Cách sử dụng tinh dầu
Có nhiều cách để sử dụng các loại tinh dầu, như khuếch tán tinh dầu trong không khí, trộn tinh dầu cùng với nước và phun vào không khí, bôi trên da hoặc uống tinh dầu pha loãng.
Việc uống tinh dầu pha loãng có hiệu quả cao với hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bên trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn khi uống. Bạn nên xem kỹ trên nhãn mác hoặc hỏi ý kiến người bán, chuyên gia.
Hầu hết các loại tinh dầu đều đậm đặc, cần được pha loãng trước khi sử dụng.
Bạn cũng nên chọn loại tinh dầu tinh khiết, có chất lượng tốt. Đừng ham rẻ khi mua tinh dầu, bởi tinh dầu rẻ tiền có thể đã được pha loãng nhiều hợp chất (thậm chí có thể chứa thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt), dễ gây hại cho sức khỏe.
Sau khi pha loãng tinh dầu với dầu nền (dầu olive hoặc dầu hạnh nhân), bạn nên thoa một chút lên một vùng da nhỏ để xem có dị ứng hay ửng đỏ hay không. Nếu không có phản ứng mới nên tiếp tục sử dụng.
Bạn nên sử dụng tinh dầu một cách thận trọng, thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia trong khi có thai hoặc có vấn đề sức khỏe nào đó.
Bình luận của bạn