9 cách phòng bệnh "như bác sỹ"

Các bác sỹ phòng bệnh như thế nào?

Mùa đông xuân: Đề phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ

Phòng bệnh tim mạch cho trẻ: Từ khi mang thai!

Bệnh hen suyễn có thể phòng được không?

Vì sao phụ nữ mãn kinh nên ăn quả việt quất?

Dưới đây là chín cách phòng bệnh hiệu quả mà các y bác sỹ đã áp dụng:

1. "Nghĩ trước khi uống"

Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh xa rượu, bia, chỉ là hãy cân nhắc trước khi uống một lượng quá nhiều. Theo Viện Nghiên cứu về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu quốc gia (Mỹ), việc lạm dụng chất có cồn sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu. Bên cạnh đó, rượu cũng khiến cho cơ thể bị mất nước và gây rối loạn giấc ngủ - đây là hai nhân tố làm bạn dễ mắc bệnh hơn.

Các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên uống một ly rượu vang mỗi ngày.

2. Tuân thủ chế độ ăn ít đường

"Việc bỏ qua một vài đồ ăn vặt có đường như kẹo dẻo khiến tôi cảm thấy khỏe hơn và tránh xa bệnh tật",  Michelle Katz - tác giả cuốn sách Healthcare Made Eas, cho biết. Theo các bác sỹ, giống như rượu, đường cũng làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus của tế bào bạch cầu khiến bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng (như cảm lạnh) hơn.

Michelle cho rằng phụ nữ chỉ nên dùng tối đa 6 thìa cà phê đường mỗi ngày, nam giới không nên dùng quá 9 thìa.

3. Tiêm vaccine đầy đủ

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hàng đầu

Năm 2015 có vẻ là thời điểm con người phải quan tâm nhiều hơn tới bệnh cúm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Các chủng cúm không ngừng biến đổi và xuất hiện thêm chủng mới đe dọa sức khỏe con người. Tuy không phải là biện pháp bảo vệ hoàn hoản trước mọi virus cúm, "tiêm vaccine vẫn là cách phòng bệnh hàng đầu", BS. Joel Blass - Giám đốc y tế tại Workmen’s Circle Multicare Center (New York, Mỹ) khẳng định, "ít nhất bạn cũng phòng ngừa được ba chủng virus cúm".

4. Vệ sinh đồ gia dụng

"Vi khuẩn thích những nơi ấm áp, ẩm thấp và máy giặt, đặc biệt là các loại máy giặt lâu năm, chính là một địa điểm trú ngụ lý tưởng", Shawn Westadt Mueller - chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Medstar Union Memorial tại Baltimore (Mỹ). Theo Shawn, để vệ sinh máy giặt, bạn nên cho hai thìa giấm trắng lớn vào khu vực để xà phòng trong máy giặt, sau đó chọn chế độ giặt thường. 

Bên cạnh đó, điện thoại, lò vi sóng, bàn phím máy tính, tay nắm cửa, công tắc đèn, thành giường, điều khiển TV hay đồ chơi của trẻ... cũng là những vật dụng cần được vệ sinh thường xuyên. Hãy lên lịch vệ sinh các đồ vật này với dung dịch tẩy rửa chứa cồn ít nhất một lần mỗi tuần để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

5. Bổ sung lợi khuẩn (probiotics)

Ruột "chiếm giữ" khoảng 60 - 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng Alexander Rinehart mô tả ruột "hoạt động giống như một hàng rào giữa thế giới bên ngoài với bên trong cơ thể". "Hàng rào" này có chứa rất nhiều lợi khuẩn khỏe mạnh, giúp phòng ngừa nhiễm trùng và các yếu tố gây bệnh.

Theo nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh quốc, probiotics có tác dụng phòng ngừa một số bệnh đường hô hấp như cảm lạnh thông thường. Bạn có thể bổ sung probiotics thông qua thực phẩm chức năng (TPCN), sữa chua hoặc các thực phẩm lên men (như kim chi, trà lên men Kombucha...).

Bổ sung probiotics qua sữa chua

6. Không bao giờ cắn móng tay

Bàn tay là ổ vi khuẩn bởi chúng tiếp xúc thường xuyên với bàn phím máy tính, điện thoại, tay nắm cửa... - các vật dụng rất ít khi được cọ rửa. Vì thế, nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình đưa mầm bệnh vào mắt, mũi, miệng qua các ngón tay. Theo BS. Louis J.Morlege (New York), vi khuẩn phát triển ngay dưới móng tay và cắn móng tay chính là cách để "rước bệnh vào người".

7. Tập thể dục nhẹ nhàng

"Nếu tập các động tác quá sức, chẳng hạn chạy suốt 40 - 60 phút không ngừng nghỉ, cơ thể sẽ có một khoảng thời gian vô cùng mỏi mệt và khi đó bệnh tật sẽ dễ dàng tấn công", BS. Scott Weiss - người chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên tại Thế vận hội Olympic Athens và Bắc Kinh cho hay. “Bạn cần phải cho cơ thể thời gian hồi phục và không nên tập nặng nhọc khi thể trạng đang yếu”, ông nói thêm.

Theo nghiên cứu của Đại học bang Appalachian (Mỹ), tập thể dục quá sức làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp do chức năng miễn dịch và sự gia tăng hai loại hormone gây stress là apinephrine và cortisol. Do vậy, nên duy trì các bài tập từ nhẹ nhàng tới vừa phải để tăng cường hệ miễn dịch.

Tập thể dục nhẹ nhàng là "bí kíp" phòng bệnh của bác sỹ

8. Nín thở khi cần thiết

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên với "bí kíp" này. Tuy nhiên, hầu hết các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng. Vì thế, nếu ở gần một người đang ốm hoặc hắt hơi, hãy nín thở trong khoảng 10 - 15 giây! “Chỉ cần có ý thức về việc hít thở bên cạnh người bị ốm cũng có thể giữ bạn tránh xa bệnh tật”, BS. Weiss khuyến cáo.

Một nghiên cứu mới đây của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy các hạt mang virus cúm có thể bay xa tới 2m khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. 

9. Hít thở không khí trong lành

“Một lý do nữa khiến chúng ta dễ ốm hơn vào mùa lạnh vì mọi người chia nhau bầu không khí trong nhà nhiều hơn”, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Shawn Westadt Mueller cho biết. Ông khuyến cáo mọi người thỉnh thoảng mở cửa sổ hay tốt hơn là dạo ngoài trời để hít thở không khí. Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư một máy lọc để làm sạch không khí nhiều người hít thở chung.

Kim Chi H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp