- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Chị em nên bổ sung acid folic để tăng cường khả năng sinh sản
Có nên dùng Clomid chữa vô sinh nữ?
Đái tháo đường: Nguyên nhân khiến nam giới vô sinh
Vô sinh có phải là do đột biến di truyền?
Khám vô sinh hiếm muộn là khám những gì?
Acid folic là gì?
Thực cất, acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự phát triển của các tế bào hồng cầu và sản xuất ADN, là một loại dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh và sự phân chia các tế bào trong cơ thể.
Acid folic giúp cơ thể chị em trở nên khỏe mạnh, sẵn sàng mang thai
Đối với chị em phụ nữ, acid folic là thành phần không thể thiếu nếu đang có ý định mang thai. Thiếu acid folic, kinh nguyệt sẽ không đều vì lượng progesterone giảm sút, trứng rụng không đều và thưa thớt hơn.
Nam giới cũng cần được bổ sung acid folic nếu như muốn tăng cường khả năng sinh sản của mình và sức khỏe của thai nhi sau khi thụ thai thành công. Vì acid folic thúc đẩy sự phân chia tế bào nên nếu thiếu acid folic, các tế bào mầm tinh trong tinh hoàn sẽ khó khăn trong việc nhân lên. Trong khi đó, mỗi giây có tới 1.500 tế bào tinh trùng được tạo ra, cần một lượng không nhỏ acid folic mỗi ngày.
Mức độ folate được đo trong tinh dịch có liên quan mạnh mẽ đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Folate thấp trong máu có liên quan đến sự bất ổn định trong ADN của tinh trùng. Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung acid folic trong 26 tuần liên tục giúp tăng chất lượng và khả năng vận động của tinh trùng.
Bổ sung acid folic tăng tỷ lệ thụ thai
Liều lượng acid folic cần phải bổ sung mỗi ngày là 400 microgram (mcg), không vượt quá 1.000mcg để tăng tỷ lệ thụ thai ở nữ giới và tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới.
Hiện nay, acid folic đã được kết hợp cùng với các loại thảo dược từ thiên nhiên khác như keo ong, hoàng bá, nhân sâm, L-Arginine, bạch tật lê… trong các sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm an toàn và có hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tìm kiếm các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép ban hành, được nghiên cứu ở các bệnh viện phụ sản tuyến TW.
Tiêu Bắc H+ (Theo About)
Bình luận của bạn