Bị côn trùng cắn khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
6 mẹo đơn giản giúp xua đuổi côn trùng tại nhà
Mách nhỏ cách phòng tránh côn trùng đốt, cắn
Mùa Hè, cần cẩn thận với 4 loài côn trùng có thể gây bệnh!
Làm thế nào để ngăn ngừa côn trùng đốt trong mùa Hè?
Bà bầu bị côn trùng cắn/đốt có hại gì?
Bọ chét, bọ ve, chấy, rệp và muỗi đều có thể cắn người và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, tùy thuộc vào môi trường sống. Ví dụ, khi bạn sống ở vùng đang có dịch sốt xuất huyết, bạn sẽ dễ bị mắc sốt xuất huyết nếu bị muỗi đốt. Virus truyền bệnh từ mẹ sang con cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào bệnh mà bạn mắc phải khi bị côn trùng cắn/đốt.
Vết côn trùng cắn có thể trông bất thường do hormone thai kỳ. Vì vậy, nếu thấy da có những nốt bất thường, khả nghi, mãi không lành, tốt nhất bạn nên đi khám.
Côn trùng cắn có thể gây bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Biện pháp phòng ngừa côn trùng cắn/đốt
Bà bầu nên chủ động tìm hiểu thông tin về các bệnh do côn trùng gây ra. Một số bệnh có thể không truyền cho thai nhi, nhưng nếu bị côn trùng cắn/đốt khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Nếu bà bầu có ý định đi du lịch, hãy tránh xa khu vực đang có dịch bệnh, hoặc chuẩn bị sẵn áo dài tay hay các loại thuốc phòng tránh muỗi, côn trùng cắn/đốt.
Phụ nữ mang thai có nên sử dụng thuốc chống côn trùng?
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc chống côn trùng nhưng nên dùng loại an toàn với bà bầu và trẻ nhỏ, dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng.
Trong trường hợp bạn không muốn sử dụng thuốc chống côn trùng, hãy mặc quần áo dài hoặc tránh xa khu vực có nhiều muỗi. Nếu bạn đang cho con bú mà vẫn sử dụng thuốc chống côn trùng, bạn cần rửa tay sạch để đảm bảo an toàn cho bé.
Bà bầu chỉ nên dùng thuốc chống côn trùng an toàn với phụ nữ mang thai
Tránh nhầm lẫn giữa viêm da sẩn và vết côn trùng cắn/đốt
Tình trạng viêm da sẩn có thể trông giống với vết côn trùng cắn/đốt. Các triệu chứng viêm da sẩn bao gồm: Ngứa, phát ban, nổi những đốm đỏ có thể có vảy. Viêm da sẩn cần được điều trị sớm bởi có ảnh hưởng xấu với thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ dễ bị phát ban, nhưng tình trạng này sẽ giảm hoặc hết sau khi sinh con.
Theo tờ New York Post, phụ nữ mang thai thường bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác vì:
- Phụ nữ mang thai thường hít thở mạnh hơn những người khác. Khí carbon dioxide trong hơi thở đã thu hút muỗi đến gần họ.
- Khi mang thai, thân nhiệt của phụ nữ cao hơn khoảng 0,7 độ C so với bình thường. Do đó, da của bà bầu sẽ tiết ra nhiều hợp chất dễ bay hơi như acid lactic thu hút muỗi đến gần.
Muỗi là trung gian truyền nhiều căn bệnh như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt vàng da... Vì vậy, bà bầu nên có biện pháp phòng tránh muỗi đốt để an toàn cho cả mẹ và bé.
Bình luận của bạn