Hơn 1/5 thai phụ Việt mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ biến chứng có thể ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn con

Mẹ mắc đái tháo đường trong thai kỳ - Con dễ bị rối loạn phổ tự kỷ

Đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ bệnh tim

Kiểm tra đường huyết nhân Ngày Đái tháo đường thế giới

Ăn gì để "trị" đái tháo đường?

Cụ thể, theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012, trong 2.772 phụ nữ mang thai tại Việt Nam thì ghi nhận tới 565 trường hợp mắc đái tháo đường thai kỳ, chiếm tỷ lệ 20,3%.

Nếu không được chữa trị kịp thời, đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến các nguy cơ như tử vong chu sinh tăng gấp 4 lần so với bình thường; Nguy cơ sinh non tăng hơn gấp đôi so với tỉ lệ thông thường; Tỷ lệ hạ đường huyết sơ sinh trên lâm sàng tăng hơn 20 lần so với mức bình thường; Nguy cơ khởi phát chuyển dạ tăng hơn gần 3 lần so với mức bình thường.

Đáng chú ý, có trên 50% phụ nữ có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong vòng 5 - 10 năm sau khi sinh. Nguy hiểm là vậy, tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ hiện vẫn chưa được cộng đồng quan tâm và hiểu đúng. Trên thực tế, căn bệnh này được cho là căn bệnh không nghiêm trọng, thậm chí sinh xong tự nhiên sẽ khỏi, hoặc nếu ăn uống lành mạnh, sẽ không lo bị tăng đường huyết.

Các chuyên gia khuyến cáo các bà mẹ có tiền sử sinh con nặng cân (từ 4kg trở lên), có đường trong nước tiểu, tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, béo phì… nên tầm soát sớm chứng đái tháo đường thai kỳ. Đồng thời kiểm tra tiền hôn nhân để đánh giá tình trạng sức khỏe, sàng lọc và tránh nếu có nguy cơ bất thường thai sản và khi sinh.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, thai phụ có thể bổ sung thêm việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm và tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm này.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp