Lưu ý khi điều trị bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện các xét nghiệm máu, huyết áp thường xuyên

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường

Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?

Đái tháo đường type 2: Khi nào cần điều chỉnh đơn thuốc?

Quá trình điều trị phụ thuộc vào độ tuổi

Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ bị bệnh đái tháo đường type 2. Về nguyên tắc, chế độ điều trị đái đáo thường type 2 ở trẻ em và người lớn khá giống nhau. Tuy nhiên, do trẻ em có những yếu tố đặc biệt về mặt tâm lý, về chế độ ăn và khả năng dùng thuốc nên đòi hỏi cần sự quan tâm của gia đình.

Điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi cũng cần lưu ý một số điều sau: Người cao tuổi thường bị mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Sự tương tác giữa các loại thuốc với thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm tăng hoặc giảm đường máu. Do đó, điều trị đái tháo đường ở người già là tránh không để bị hạ đường huyết.

Bệnh nhân đái tháo đường cần khám bệnh định kỳ

Bệnh nhân có các bệnh khác kèm theo

Bệnh nhân đái tháo đường bị ốm dù nhẹ hay nặng thì đều có thể làm thay đổi rất nhiều nồng độ đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc điều trị đái tháo đường hoặc tiêm insulin. Nếu bệnh nhân không thể ăn thì hãy cho uống nước hoa quả, nước ngọt hoặc các các loại nước có đường glucose khác. 

Với những bệnh nhân đái đáo thường phải điều trị bằng corticoid, thì cần phải kiểm tra đường máu thường xuyên. Thông thường bệnh nhân sẽ phải tăng liều thuốc điều trị đái tháo đường, ngay từ khi mới dùng corticoid và mỗi khi thay đổi liều thì phải đánh giá lại mức độ kiểm soát đường máu để điều chỉnh liều cho phù hợp.

Nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm khuẩn có thể bị thay đổi. Ngược lại nhiễm khuẩn cũng sẽ nặng lên ở những người bệnh không được kiểm soát tốt đường máu trước đó. Vì vậy người bệnh cần lưu ý điều chỉnh thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.

Với bệnh nhân bị tâm thần, HIV bị bệnh đái tháo đường cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc đái tháo đường. Tốt nhất là trước khi bắt đầu điều trị các loại thuốc này, bệnh nhân cần phải được đo đường máu và lipid máu, kiểm tra huyết áp, hỏi tiền sử mắc bệnh tim mạch

Xác định chính xác mắc đái tháo đường loại gì

Xác định chính xác bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 hay type 2 rất quan trọng bởi vì bệnh nhân đái tháo đường  type 1 cần tiêm insulin. Ngược lại với bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống, tập thể dục, uống thuốc hạ đường huyết, insulin cũng được chỉ định khi cần.

Những người bị đái tháo đường thai kỳ cũng cần chế độ điều trị khác với người bệnh đái tháo đường thông thường. Nguyên tắc chung của điều trị đái tháo đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Các bà mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Khi thực hiện đúng theo nguyên tắc trên mà đường huyết ổn định thì không cần phải dùng thuốc, chỉ cần thực hiện đúng chế độ và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần. Trường hợp đường huyết vẫn cao, phải điều trị bằng insulin có tác dụng kéo dài và theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sáng lúc nhịn đói.

Điều trị phải kết hợp với ăn uống và tập luyện

Ở người bệnh đái tháo đường type 2 không cần ăn nhiều bữa, tuy nhiên bệnh nhân đái tháo đường đang tiêm insulin có thể chia làm 5 bữa (3 chính và 2 bữa phụ). Trong chế độ ăn cần hạn chế đường hấp thu chậm (các loại thực phẩm có chứa tinh bột, ngũ cốc có hạt như: Cơm, gạo, bún, bánh mì, khoai…)

Bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục mỗi ngày 30 phút. Trước khi tập thể dục cần kiểm tra tim mạch, huyết áp… Cần uống nước đầy đủ, đi giày dép phù hợp để chân không bị chấn thương.

Theo bác sỹ Nguyễn Huy Cường - Bệnh viện Nội tiết trung ương: "Tự điều trị , tự mua thuốc điều trị không có sự thăm khám của bác sỹ có thể gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi có dấu hiệu bệnh đái tháo đường, người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ vì mỗi bệnh nhân đái tháo đường cần một liều lượng thuốc khác nhau và nên khám lại theo định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm".


Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết