1. Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
2. Không nên đánh trứng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3. Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như a-xít lắc-tích, a-xít a-xê-tích… có tác dụng kết hợp các chất prô-tít, can-xi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: Bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
6. Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
8. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành
Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tì vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
9. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
10.Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
11. Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài…Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn