- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Bài thuốc Tứ vật thang giúp bổ huyết, điều huyết
Lo lão hóa sớm, đừng bỏ qua những dấu hiệu thiếu máu này
Bạc tóc sớm có phải vì "máu xấu"?
Rối loạn kinh nguyệt: Đừng quên 10 vị thuốc Đông y này!
Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Nghĩ tới những nguyên nhân này
Trước khi tìm hiểu về bài thuốc Tứ vật thang, bạn cần biết thiếu máu, máu xấu gây hại đến sức khỏe như thế nào.
Trăm bệnh do thiếu máu, máu xấu gây ra
Nhiều người thường nghĩ triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi thường xuyên. Tuy nhiên, thiếu máu còn có nhiều biểu hiện không ngờ như: Khó thở, tức ngực đặc biệt là khi đi lại nhiều, khi gắng sức làm việc gì đó hay khi tập thể dục. Bởi lúc này, các bộ phận bên trong cơ thể không nhận được đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết.
Thiếu máu còn gây chóng mặt, nhức đầu, đầu óc quay cuồng, không thể tập trung làm việc hay học tập.
Thiếu máu, máu xấu đặc biệt gây hại với làn da. Vì thiếu máu nên các tế bào da không nhận được đủ dưỡng chất, trở nên xanh xao, nhợt nhạt hơn. Tuần hoàn máu kém cũng khiến quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào da kém hơn, gây ảnh hưởng đến việc sản sinh collagen. Thiếu collagen khiến da đàn hồi kém, không còn căng mịn như trước, dễ chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn, thậm chí cả rãnh nhăn.
Thiếu máu cũng khiến các nang tóc thiếu chất dinh dưỡng. Bởi vậy tóc sẽ trở nên khô xơ, dễ gãy tóc, rụng tóc.
Thiếu máu, máu xấu khiến chị em mệt mỏi, da xấu, tóc rụng
Nguy hiểm là thế, nhưng thực tế là hầu hết phụ nữ bị thiếu máu trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, bởi những nguyên nhân như: Chu kỳ kinh nguyệt, sinh con, thiếu dinh dưỡng...
Kinh nguyệt: Việc chảy máu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng khiến phụ nữ bị mất máu. Thậm chí, với những người bị rong kinh hay kinh nguyệt kéo dài, tình trạng thiếu máu còn trở nên trầm trọng, có khi cần phải nhập viện điều trị.
Sinh con: Quá trình mang thai và sinh con là thiên chức cao cả của người phụ nữ, nhưng cũng chính điều này khiến chị em bị mất nhiều máu hơn, đặc biệt nếu chị em nào không may phải sinh mổ hoặc bị băng huyết.
Thiếu dinh dưỡng: Ăn ít, chế độ ăn thiếu các vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt, thiếu máu.
Ngoài ra, nếu không may mắc một số bệnh như suy gan, suy thận, ung thư, đái tháo đường, rối loạn miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, hay đã từng phẫu thuật cắt bỏ ruột non... bạn cũng dễ bị thiếu máu hơn.
Tại sao người bị thiếu máu, máu xấu lại cần tìm đến bài thuốc Tứ vật thang?
Xem thêm: Bài thuốc Tứ vật thang
Bài thuốc Tứ vật thang là gì?
Tứ vật thang là một bài thuốc cổ, được chép trong sách “Hòa tễ cục phương” như sau:
Thục địa: 12gr
Đương quy: 10gr
Bạch thược: 12gr
Xuyên khung: 8gr
Cách dùng bài thuốc: Các vị thuốc trên phơi khô, tán thành bột, rồi sắc nước uống. Có thể dùng ẩm phiến (dạng dược liệu đã bào chế) để sắc nước uống.
Công dụng: Bổ huyết, điều huyết.
Phân tích bài thuốc Tứ vật thang
Bài thuốc Tứ vật thang có tác dụng chính là bổ huyết. Con người lấy huyết dịch làm gốc. Huyết thiếu, huyết hư không chỉ không đủ cung cấp cho cơ thể mà còn sinh ra nhiều căn bệnh. Những triệu chứng chính cho thấy khí huyết có vấn đề là: Kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng rốn, băng huyết, rong kinh, thai động không yên, sản dịch sau sinh không xuống hết, đau bụng sau sinh, sắc mặt nhợt nhạt, môi không tươi, lưỡi nhạt...
Theo Đông y, Đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy thường được dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, thiếu máu, tay chân lạnh và nhức.
Thục địa vị ngọt, tính hơi ôn, vào 3 kinh tâm, can, thận. Theo y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ thận, dưỡng âm. Theo y học hiện đại, thục địa có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu, kháng viêm…
Bạch thược có vị đắng chua, tính hơi hàn, vào can, tỳ và phế. Bạch thược có tác dụng bổ huyết, liễm âm, bình can, chỉ thống. Vị thuốc này giúp điều trị cho các trường hợp âm huyết hư, can dương vượng, đau tức vùng ngực bụng, đau do co cứng tay chân, đau bụng do tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.
Xuyên khung vị cay, tính ôn, vào kinh can, đởm và tâm bào. Xuyên khung có tác dụng hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp. Xuyên khung có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong, giảm đau, giảm co thắt, an thần, giảm huyết áp.
Ở bài thuốc này, Thục địa có khả năng bổ sung thêm huyết mới. Sợ khí huyết ứ trệ khó lưu thông nên dùng Đương quy để điều hòa, thông kinh, hoạt huyết. Để phòng ngừa và trị huyết hư thì dùng thêm Bạch thược để bài tiết. Dùng thêm Xuyên khung để tán huyết đi. Toàn bộ bài thuốc đều gồm các vị thuốc thuộc huyết phận, nhưng kết hợp thành một chỉnh thể bổ huyết mà không trệ huyết, hành huyết mà không phá huyết, trong bổ có tán, trong tán có thu. 4 vị thuốc hỗ trợ nhau, thiếu mất một vị sẽ chẳng thành bài thuốc quý.
Bởi vậy, nhiều người gọi Tứ vật thang là phương thuốc chuyên về điều huyết can kinh cho phụ nữ.
Nếu dùng riêng thì bài thuốc Tứ vật thang được dùng cho các chứng bệnh của phụ nữ như: Kinh nguyệt không đều, vô sinh hiếm muộn, các vấn đề về khí huyết cả trước và sau khi sinh, da nám, khô da, tê chân, viêm xương...
Từ bài thuốc gốc này, các thầy thuốc Đông y còn gia giảm thành nhiều bài thuốc khác để trị bệnh, như Bát trân thang (gồm Tứ vật thang với Kiện tỳ ích khí thang), Thập toàn đại bổ thang (gồm Bát trân thang với Hoàng kỳ, Nhục quế), Bổ can thang (gồm Tứ vật thang với Toan táo nhân, Mộc qua, Mạch môn, Chích cam thảo)...
Dùng bài thuốc Tứ vật thang như thế nào?
Sự phiền toái và mất nhiều thời gian khi phải đi bốc thuốc, sắc thuốc khiến nhiều chị em ngại ngần và từ chối sử dụng bài thuốc Tứ vật thang. Do vậy, đánh mất đi cơ hội làm đẹp và tăng cường sức khỏe cho chính bản thân mình.
May mắn là ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại phát triển trên nền tảng của y học truyền thống, bài thuốc Tứ vật thang đã dễ dùng hơn nhiều.
Chị nên có thể dùng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ các vị thuốc trong bài thuốc Tứ vật thang, kết hợp với với lợi khuẩn, tinh chất mầm đậu nành iso flavones nhập nhẩu từ Nhật Bản, cùng với acid alpha lipoic, selen.
Nhờ sự kết hợp tinh tế và tài tình của những nguyên liệu quý, công thức này giúp bổ huyết sinh khí, cân bằng nội tiết, làm đẹp, tăng cường sức khỏe toàn diện cho tất cả phụ nữ. Đặc biệt, sự kết hợp này có tác dụng tốt cho những phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố nữ, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược.
Vân Anh H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân:
Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.
Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiếttố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
*XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn