Ban ngày nên làm gì để giảm nghẹt mũi?

Nghẹt mũi thường là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp trên

14 cách giảm nhanh nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn tự làm dầu thoa ấm ngực, giảm ho, nghẹt mũi khi cảm lạnh

6 cách giúp giảm nghẹt mũi, khó thở không cần thuốc

Dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ cần lưu ý gì?

Một số lời khuyên giảm nghẹt mũi dưới đây có thể được áp dụng bất cứ lúc nào, cả trong ban ngày và trước khi đi ngủ:

1. Hạn chế xì mũi

Khi bị nghẹt mũi, bạn sẽ luôn bị thôi thúc xì mũi. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xì mũi tạo ra áp lực dư thừa trong các hốc mũi, có thể khiến chất lỏng từ mũi đi vào xoang. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, xì mũi quá mạnh sẽ dẫn đến tình trạng dịch ứ trong mũi đẩy ngược lên tai, gây viêm tai.

Thay vì xì mũi, hãy dùng khăn giấy thấm nước mũi một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn nhất định phải xì mũi, hãy xì từng bên một, không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí lưu thông.

2. Bấm huyệt

Bấm huyệt Nghinh Hương có thể giảm ngẹt mũi hiệu quả. Huyệt này nằm ngay bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8 - 0,9 cm). Bạn chỉ cần dùng đầu ngón tay day bấm vào huyệt Nghinh Hương ở hai bên lỗ mũi trong 1 - 2 phút, khi cảm thấy cay cay sống mũi, đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được.

3. Uống nhiều nước

Khi chất nhầy quá dày, nó có thể dính chặt vào mũi của bạn, làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi. Uống đủ chất nước có thể làm loãng chất nhầy, giúp dẫn lưu xoang tốt.

Nếu bạn bị cảm lạnh, mỗi ngày, bạn nên uống hơn 2 lít nước (đối với nữ) và 2,5 lít nước (đối với nam). Bạn có thể cần uống nhiều hơn nếu bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy.

4. Ăn đồ cay nóng

Capsaicin là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong ớt. Nó có tác dụng làm loãng chất nhầy. Ăn thực phẩm có chứa capsaicin có thể giúp giảm nghẹt mũi tạm thời. Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích bài tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi.

Bạn nên tránh đồ ăn cay nếu đang bị đau bụng.

5. Dùng thuốc chống sung huyết

Thuốc này làm giảm nghẹt mũi bằng cách giảm sưng ở mạch máu trong mũi. Nó thường được bán dưới dạng thuốc xịt mũi và thuốc uống, không cần kê đơn.

Thuốc chống sung huyết thường được kết hợp với thuốc giảm đau và thuốc chống dị ứng để đạt hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ.

6. Dùng NSAID

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như Ibuprofen (Motrin, Advil), Naproxen (Aleve) và Aspirin, có thể giúp làm giảm viêm và đau. Tuy không có bằng chứng cho thấy NSAID có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng ho liên quan đến sổ mũi, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng NSAID có thể có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh khác, như: Hắt hơi, đau đầu, đau tai, đau khớp và cơ, sốt…

7. Viên ngậm chứa methol

Viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà (methol) có thể giúp thông thoáng mũi và hơi thở thơm tho hơn. Nó cũng giúp giảm đau họng và ho tạm thời.

8. Nói không với rượu - đặc biệt là sau 2 giờ chiều

Nếu bạn đã bị nghẹt mũi, uống rượu có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Ở nhiều người, uống rượu có thể gây ra các triệu chứng hô hấp trên, như hắt hơi và sổ mũi.

Uống rượu có thể gây lợi tiểu, làm tăng sản xuất nước tiểu, có nghĩa là cơ thể sẽ không giữ được nước. Khi bạn mất nước, chất nhầy sẽ đặc hơn và gây nghẹt mũi. Hơn nữa, uống rượu còn gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.

9. Tránh chất caffeine sau 2 giờ chiều

Caffeine là một chất kích thích được tìm thấy trong trà, cà phê và soda. Nó có thể giúp bạn tăng năng lượng, nhưng lại gây lợi tiểu nhẹ và khó ngủ.

10. Không để thú cưng vào phòng ngủ

Thú cưng của bạn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí trong phòng ngủ. Lông mèo và chó là những chất gây dị ứng phổ biến có thể kích hoạt các triệu chứng dị ứng, bao gồm cả nghẹt mũi.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp