Dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ cần lưu ý gì?

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa lạnh

Chữa viêm xoang mùa lạnh hiệu quả: Dùng ngay tinh dầu

Vì sao nhà nào cũng cần có một chai tinh dầu tràm trong mùa Đông?

Top 10 loại tinh dầu hoa quả tốt nhất cho làn da

Mẹ cần lưu ý gì khi sử dụng dầu tràm để con không bị bỏng

Tinh dầu tràm được chiết xuất chủ yếu từ lá, thân và cành của cây tràm (lá dài), ngoài ra nó cũng có thể được chiết xuất từ một số loại cây khác thuộc chi tràm như cây tràm trà.

Loại tinh dầu này có mùi nồng, màu vàng nhạt hoặc xanh trắng, càng để lâu màu của dầu tràm sẽ càng trong hơn và mùi cũng bớt nồng, dễ chịu hơn. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố nhận biết một loại tinh dầu tràm có chất lượng hay không.

Khi dùng tinh dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau: 

Lưu ý khi mua: Đầu tiên, các mẹ cần lưu ý lựa chọn mua các loại tinh dầu tràm đảm bảo chất lượng tốt. Tốt nhất nên mua loại nguyên chất ở địa chỉ uy tín, tránh các sản phẩm đã được tinh chế vì có thể chứa hóa chất không tốt cho bé.

Lưu ý khi bôi trên da: Mặc dù tinh dầu tràm được cho là khá lành và không nóng như các loại dầu  gió khác, tuy nhiên trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, mẹ không nên bôi trực tiếp dầu tràm lên mũi và da của bé để tránh kích ứng da.

Lưu ý khi dùng: Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm theo nhiều cách khác nhau:

- Dùng một chiếc khăn nhỏ, thấm 1 - 2 giọt tinh dầu và đeo vào cổ cho bé. Cách này vừa giúp bé giảm nghẹt mũi, lại vừa tránh được những phản ứng không muốn do da tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu.

- Sử dụng tinh dầu xông hơi cho bé: Nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu tràm vào bát nước nóng. Hơi nước nóng chứa tinh dầu tràm bốc lên giúp thông mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ. Đồng thời làm loãng đờm trong mũi họng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi xông hơi, mẹ cần hết sức chú ý tránh gây bỏng cho trẻ.

- Pha một vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm để tắm cho bé cũng rất hiệu quả.

Cuối cùng, nếu sau khi sử dụng tinh dầu tràm mà trẻ vẫn bị khó thở, nghẹt mũi thì tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Quang Tuấn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ