Các mặt hàng bánh kẹo phục vụ Tết rất phong phú, đa dạng (Nguồn: Internet)
Cảnh báo sản phẩm bánh kẹo Anh chứa vi khuẩn salmonella
Bánh quy, thịt rán cũng có thể gây giảm trí nhớ
'Bánh lười' - mối họa ma túy mới!
Thu hồi bánh quy nhân kem trẻ em gây nghẹt thở
Các "đại gia" bánh kẹo Việt lần lượt có cổ phần nước ngoài
Với việc bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Mondelez International, có lẽ, năm nay là cái Tết cuối cùng người tiêu dùng còn cơ hội sử dụng bánh kẹo Kinh Đô 100% hàng Việt. Bởi, đến giữa năm 2015, thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô sẽ thuộc về nhà đầu tư đến từ Mỹ. Vì vậy, những mùa Tết tới, dù bánh kẹo vẫn mang thương hiệu Kinh Đô nhưng sản phẩm đã không còn là hàng Việt, của doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, thương hiệu Bibica vẫn đang trong thế giằng co giữa doanh nghiệp trong nước và phía đối tác Lotte.
Trong khi các thương hiệu bánh kẹo Việt đang dần rơi vào tay đối tác ngoại thì trên thị trường bánh kẹo nhập khẩu cũng đã tràn ngập. Bánh kẹo nhập khẩu thông qua kênh phân phối hiện đại đang ngày càng có lợi thế trong việc tiếp cận người tiêu dùng.
Kinh Đô bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại (Nguồn: Internet)
Tại các siêu thị như Lotte, Giant, BigC, Citimart... hiện bánh kẹo ngoại đang phủ đầy các kệ. Citimart sau khi bắt tay với đối tác Nhật thì tại tất cả 27 siêu thị của hệ thống này đều có gian hàng bày bán bánh kẹo đến từ Nhật mang tên Top Value. Tương tự, tại hệ thống siêu thị Lotte có nhiều quầy hàng bánh kẹo của các nhãn hiệu đến từ Hàn Quốc.
Đại diện một siêu thị lớn tại TP.HCM cho biết: "Mặc dù chủ trương của doanh nghiệp là bán hàng Việt nhưng trước nhu cầu của người tiêu dùng nên siêu thị không thể không nhập bánh kẹo ngoại".
Cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ rơi rụng
Trong khi các dòng bánh kẹo phân khúc cấp trung, cao trong nước bị lấn át trong kênh hiện đại thì ở phân khúc thấp hơn, tại các chợ truyền thống, bánh kẹo nội cũng bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàng phân khúc này có nhiều loại: Đóng bao bì và bán theo cân.
Tại các chợ, bánh kẹo và mứt Trung Quốc nhập về khá nhiều. Chị Phan Thanh Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: “Tâm lý sính ngoại đã ăn sâu vào trong suy nghĩ tiềm thức của người tiêu dùng rồi, nên khi thử một lần bánh kẹo nội không có gì đặc biệt hơn, họ sẽ quay lại với hàng ngoại. Mà hàng ngoại nay giá nào cũng có, thậm chí có nhiều loại bánh ngoại của Indonesia, Malaysia có giá cạnh tranh hơn nhiều so với bánh sản xuất trong nước”. Chị Hiền dẫn chứng: "Hộp bánh quy bơ hiệu Vincci mẫu mã sang trọng chỉ có giá 105.000 đồng, trong khi hộp bánh tương đương của thương hiệu K nội địa có giá 110.000 đồng. Tôi kinh doanh mặt hàng này 25 năm nay. Càng ngày càng thấy doanh nghiệp nội rơi rụng dần, bỏ hẳn sản xuất, quay sang nhập và đóng gói có lãi hơn”.
Liệu Tết sau người tiêu dùng có còn được ăn bánh kẹo nội nữa hay không? (Nguồn: Internet)
Theo Robert Trần - CEO Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny châu Á: "Nguyên nhân khiến ngành bánh kẹo Việt ngày càng rơi rụng là do yếu về đầu tư công nghệ, mẫu mã sản phẩm không bắt kịp nhu cầu của người dân. Nhiều sản phẩm bánh kẹo Việt Nam luôn đi sau nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trong khi xu hướng tiêu dùng là hướng tới sức khỏe, sản phẩm sạch, ít đường, ít béo... thì hầu hết các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước vẫn luôn giữ công thức bột đường từ 10 năm trước”.
Thị trường bánh kẹo có sản lượng 500.000 tấn/năm của Việt Nam đang dần nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại. Chẳng mấy chốc người Việt muốn ăn bánh kẹo sản xuất trong nước cũng không đơn giản. Và không biết vài mùa Tết nữa, sẽ còn bao nhiêu bánh kẹo Việt tồn tại trên thị trường?
Bình luận của bạn