Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ
WHO: Số ca mắc và tử vong do ung thư vú dự kiến tăng mạnh trên toàn cầu
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vú
AI nâng cao hiệu suất sàng lọc ung thư vú
Số ca chẩn đoán ung thư vú giai đoạn muộn gia tăng ở Mỹ
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích một cơ sở dữ liệu quốc tế có tên Global Cancer Observatory (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC - nơi theo dõi các trường hợp mắc bệnh ung thư và tử vong ở 185 quốc gia).
Dữ liệu cho thấy, ước tính có 2,3 triệu ca mắc mới và 670.000 ca tử vong do ung thư vú xảy ra vào năm 2022. Như vậy, mỗi phút có 4 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú trên toàn thế giới và 1 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu ước tính sẽ có khoảng 1,1 triệu ca tử vong liên quan đến ung thư vú trên toàn thế giới vào năm 2050, tăng 68% so với năm 2022.
Trong báo cáo được công bố ngày 24/2 trên Tạp chí Nature Medicine đưa ra cảnh báo, các nước có thu nhập thấp sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của sự gia tăng này. Theo đó, các quốc gia này có thứ hạng thấp trong Chỉ số phát triển con người (HDI) - thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); Tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Nghiên cứu phát hiện rằng các quốc gia có điểm HDI cao có xu hướng phát hiện nhiều ca ung thư vú mới hơn. Điển hình như Pháp cứ 9 người phụ nữ sẽ có 1 người mắc bệnh và Bắc Mỹ thì 10 người sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Đa phần các trường hợp này được phát hiện nhờ chương trình sàng lọc tốt ở các quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do ung thư vú lại cao nhất ở các nước thu nhập thấp như Châu Phi, Fiji… Nguyên nhân có thể là do sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nhóm nghiên cứu do Phó Giáo sư Miranda Fidler-Benaoudia, làm việc tại Đại học Calgary ở Canada, đứng đầu kết luận rằng: Nghiên cứu của chúng tôi đã vẽ nên bức tranh chi tiết về xu hướng ung thư vú và sự chênh lệch giữa các quốc gia. Mặc dù các nước có điểm HDI cao ghi nhận nhiều ca chẩn đoán hơn, nhưng các quốc gia thu nhập thấp và trung bình lại phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn do hạn chế trong việc tiếp cận phát hiện sớm và điều trị.
Theo các nhà khoa học, chúng ta có thể giảm số ca tử vong và mắc ung thư vú mới thông qua phòng ngừa ban đầu bằng cách can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, nhưng sẽ cần có sự chung tay của toàn xã hội. “Việc cải thiện chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết, đặc biệt là ở các quốc gia có HDI thấp và trung bình, để giảm bất bình đẳng ngày càng tăng trong việc sống sót sau ung thư vú”, các tác giả nghiên cứu nói.
Theo dữ liệu từ các quốc gia có HDI cao, ước tính 1/4 số ca ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm lượng rượu tiêu thụ (có thể giảm 4%-16%), ngăn ngừa béo phì (8%-28%), thường xuyên hoạt động thể chất (2%-10%) và sử dụng thuốc nội tiết tố theo chỉ định của bác sĩ (3%).
Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh sớm bao gồm: Đau tức ngực hoặc tuyến vú, vú to bất thường, nổi u cục ở tuyến vú, nổi hạch nách, thay đổi da vùng vú, tụt núm vú... Nếu gặp phải bất kì dấu hiệu nào bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời (nếu cần).
Bình luận của bạn