Ung thư vú là tình trạng bệnh lý trong đó các tế bào tuyến vú phát triển bất thường và hình thành các khối u
Đối diện với nhiều loại ung thư do lạm dụng rượu bia
6 biện pháp bảo vệ sức khỏe “núi đôi”
Đột phá điều trị ung thư vú nhờ phương pháp bảo quản mô vú trong gel
AI nâng cao hiệu suất sàng lọc ung thư vú
Theo một phân tích của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC – cơ quan chuyên trách về Ung thư của WHO) được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào ngày 24/2, Ung thư vú đang gia tăng đáng báo động. Trong vòng 25 năm tới, dự kiến cứ 20 phụ nữ sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh, với số ca mắc tăng 38% và số ca tử vong tăng 68%. Nếu xu hướng này tiếp tục, đến năm 2050, mỗi năm thế giới sẽ ghi nhận 3,2 triệu ca mắc mới và 1,1 triệu ca tử vong.
Riêng tại Vương quốc Anh, số ca mắc dự kiến tăng từ 58.756 (2022) lên 71.006 (2050) và số ca tử vong tăng từ 12.122 (2022) lên 17.261 (2050).
Tiến sĩ Joanne Kim, nhà khoa học của IARC và là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết: “Mỗi phút, có bốn phụ nữ được chẩn đoán mắc Ung thư vú trên toàn thế giới và một phụ nữ tử vong vì căn bệnh này, và những số liệu thống kê này đang trở nên tồi tệ hơn”. Tiến sĩ Joanne Kim nhấn mạnh rằng các quốc gia có thể thay đổi cục diện này bằng cách đẩy mạnh phòng ngừa ban đầu và đầu tư vào phát hiện, điều trị sớm.
Sự gia tăng đáng lo ngại về số ca ung thư vú trên toàn cầu được cho là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm già hóa dân số, sự tiến bộ trong phát hiện và chẩn đoán, cùng với sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ đã biết. Trong đó, tuổi tác cao, đột biến gene và tiền sử gia đình mắc bệnh là những yếu tố nguy cơ chính.
Theo IARC, phụ nữ từ 50 tuổi trở lên chiếm phần lớn các ca mắc và tử vong, với tỷ lệ lần lượt là 71% và 79%. Tuy nhiên, tin tốt là khoảng 25% số ca ung thư vú có thể được ngăn ngừa thông qua lối sống lành mạnh, bao gồm hạn chế tiêu thụ rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Dữ liệu từ IARC cho thấy sự phức tạp trong bức tranh ung thư vú toàn cầu. Mặc dù là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, nhưng tỷ lệ chẩn đoán và tử vong lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực. Cụ thể, tỷ lệ chẩn đoán cao nhất tập trung ở các nước phát triển như Úc, New Zealand, Bắc Mỹ và Bắc Âu, trong khi thấp nhất ở châu Á và châu Phi. Ngược lại, tỷ lệ tử vong lại cao nhất ở các khu vực kém phát triển hơn như Melanesia, Polynesia và Tây Phi.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong thập kỷ qua cho thấy những nỗ lực toàn cầu đang mang lại kết quả. Tiến sĩ Isabelle Soerjomataram của IARC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đầu tư vào chẩn đoán sớm và điều trị để giảm thiểu sự bất bình đẳng và cứu sống nhiều phụ nữ hơn.
Bình luận của bạn