Vòng tránh thai có 2 loại: vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết
Podcast: Người bệnh ung thư có cần kiêng các loại thịt đỏ?
5 thực phẩm và đồ uống bạn cần tránh để ngừa ung thư
6 biện pháp bảo vệ sức khỏe “núi đôi”
Liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
Vòng tránh thai nội tiết là gì?
Vòng tránh thai nội tiết là một dụng cụ tránh thai hiện đại, được làm bằng vật liệu nhựa mềm dẻo. Dụng cụ này có khả năng giải phóng một lượng nhỏ hormone levonorgestrel vào trong tử cung, giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng di chuyển và làm tổn thương lớp niêm mạc tử cung, từ đó ngăn ngừa sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Đôi khi, vòng tránh thai nội tiết còn ức chế quá trình rụng trứng.
Nghiên cứu đã tìm thấy gì?
Tác giả chính của nghiên cứu là Tiến sĩ Lina Steinrud Morch đồng thời là người đứng đầu nhóm dược dịch tễ học ung thư tại Viện Ung thư Đan Mạch. Nghiên cứu vừa được công bố gần đây trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA).
Theo đó, trong quá trình nghiên cứu, TS. Morch và cộng sự đã thu thập dữ liệu của hơn 150.000 phụ nữ trước 50 tuổi (phần lớn khoảng 38 tuổi) từ các cơ quan đăng kí sức khoẻ toàn quốc của Đan Mạch từ năm 2000 đến năm 2019. Trước khi tham gia nghiên cứu, những người tham gia không được sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nội tiết tố nào trong ít nhất 5 năm.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh một nhóm gồm gần 79.000 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai giải phóng levonorgestrel (LNG-IUD) với một nhóm đối chứng có số lượng tương đương, bao gồm những phụ nữ không sử dụng loại vòng tránh thai này nhưng có các đặc điểm nhân khẩu học và y tế tương đồng. Theo TS. Morch, các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được theo dõi liên tục cho đến cuối năm 2022 hoặc cho đến khi xảy ra một trong các sự kiện sau: chẩn đoán ung thư vú hoặc các loại ung thư khác, mang thai, bắt đầu liệu pháp hormone thay thế, di cư hoặc tử vong. Thời gian theo dõi trung bình của mỗi đối tượng là tối đa 15 năm.
Kết quả cho thấy, phụ nữ sử dụng LGN - IUD có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 40% so với nhóm không sử dụng. Cụ thể, cứ 10.000 phụ nữ sử dụng LNG-IUD thì có khoảng 14 trường hợp mắc bệnh.
Theo các nghiên cứu gần đây, đặc biệt là nghiên cứu năm 2020 cũng của TS. Morch, nguy cơ mắc ung thư vú có thể tăng lên đáng kể ở những phụ nữ sử dụng vòng tránh thai chứa progestin. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy nguy cơ tương đối tăng khoảng 20-30% so với những người không sử dụng.
Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu trước đó vào năm 2017, do chính TS. Morch đồng tác giả. Nghiên cứu này không chỉ chỉ ra vòng tránh thai mà còn bao gồm các phương pháp tránh thai khác sử dụng progestin như thuốc uống hoặc tiêm, đều có liên quan đến nguy cơ tăng cao tương tự đối với ung thư vú.
Không nên quá lo lắng!
Các chuyên gia y tế khẳng định rằng không có lý do gì để những phụ nữ đang sử dụng hoặc cân nhắc sử dụng vòng tránh thai LNG phải lo lắng. Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra một số mối liên hệ tiềm ẩn, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tiến sĩ Y khoa Jillian LoPiano đồng thời là chuyên gia sản phụ, Giám đốc Y tế tại Công ty chăm sóc sức khoẻ từ xa Wips đã lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là một vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố di truyền và lối sống. Do đó, trong khi kết quả Nghiên cứu này đang được quan tâm thì các bác sĩ và bệnh nhân cũng nên xem xét một cách toàn diện hơn về tình hình sức khỏe của từng người.
Đối với những người đang lo ngại về tác động của hormone, các chuyên gia khuyến nghị có thể cân nhắc sử dụng vòng tránh thai không chứa hormone như vòng đồng hoặc các biện pháp khác. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn sử dụng vòng tránh thai có chứa hormone, vòng liều thấp có thể là một lựa chọn an toàn hơn, nhờ hàm lượng hormone được kiểm soát chặt chẽ.
Bình luận của bạn