- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Thông qua tình trạng mồ hôi tiết ra, bạn có thể đoán được bệnh của mình
Đổ mồ hôi trời lạnh, trẻ dễ mắc viêm phổi
Đổ mồ hôi, chớ coi thường!
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều
Mồ hôi như "tắm" vì sao?
Vị trí mồ hôi tiết lộ bệnh
Mồ hôi mũi: Khi bạn bị đổ nhiều mồ hôi ở mũi, có thể hệ miễn dịch của bạn đang bị suy giảm. Việc cần làm ngay là tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Việc đổ mồ hôi ở mũi nhiều lần cũng cho thấy phổi của bạn hoạt động không tốt. Bạn có thể áp dụng những bài tập luyện kết hợp hít thở để kích thích sự điều khí của phổi.
Mồ hôi ở phần cổ: Tuyến mồ hôi phân bố rất ít ở vùng cổ, cho nên rất ít người bị ra mồ hôi ở cổ. Nếu thường xuyên ra mồ hôi ở cổ có thể có liên quan tới sự mất cân bằng của nội tiết của cơ thể.
Mồ hôi nách: Dưới cánh tay là nơi tuyến mồ hôi phân bố khá nhiều, cho nên dễ có mồ hôi. Nhưng nếu mồ hôi quá nhiều, lại còn nặng mùi nữa, có thể do thức ăn (tỏi, hành tây…) hoặc do vi khuẩn sinh mùi làm tổn thương các tuyến tiết…
Mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân: Do tinh thần thường xuyên căng thẳng, hay bị kích động, sợ hãi…làm ảnh hưởng đến thần kinh thực vật.
Mồ hôi ở lưng: Có rất ít tuyến mồ hôi phân bố ở lưng cho nên khi ra mồ hôi ở lưng chứng tỏ cơ thể bị mất cân bằng do suy nhược, mệt mỏi kéo dài.
Mồ hôi ngực: Mồ hôi ra nhiều ở ngực chủ yếu là những người hoạt động trí óc nhiều, thường kèm theo các triệu chứng như tinh thần thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay mơ…Nguyên nhân do tuần hoàn máu quá chậm, vận chuyển dưỡng khí không thông suốt. Ngực và bụng ngực đổ mồ hôi đồng nghĩa với việc dạ dày hoạt động kém. Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi ở vùng bụng, ngực bạn không nên quá lo lắng, nên ăn thức ăn ít dầu mỡ,, nên ăn thêm rau, củ, quả.
Mồ hôi trán: Hiện tượng trán ra mồ hôi đơn thuần, nếu không kèm theo triệu chứng gì thì là bình thường. Nếu là người bị bệnh nặng, mồ hôi trán vã ra không ngừng biểu hiện bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác. Đột nhiên xuất hiện một bên trán ra mồ hôi thường là biểu hiện xơ vữa động mạch, hoặc u chèn ép hạch giao cảm.
Nếu trán thường đổ nhiều mồ hôi, có thể bạn bị gan nóng hoặc do sự bài tiết quá mức hormone tuyến giáp. Bạn nên đến bác sỹ để kiểm tra chính xác bệnh mình đang mắc phải để có cách điều trị hiệu quả.
Bất thường về màu sắc mồ hôi
Mồ hôi màu đỏ: Nếu bạn bị ra nhiều mồ hôi có màu đỏ, có thể bạn đang bị rối loạn chức năng bài tiết cũng có thể là một bộ phận nào đó trong cơ thể đang chảy máu. Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa kali, iod cũng có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi đỏ.
Mồ hôi có màu vàng: Mồ hôi tiết ra có màu vàng là một trường hợp rất hiếm gặp. Mồ hôi có màu vàng thường do chất bilirubin trong máu quá nhiều. Mồ hôi màu vàng thường liên quan đến bệnh về gan, mật (ví dụ như viêm gan mạn tính, viêm túi mật hoăc xơ cứng gan..). Ngoài ra, bạn có thể bị mồ hôi màu vàng do ăn quá nhiều hoa quả có màu vàng như quýt, cam, cà rốt...
Mồ hôi có màu trắng: Chức năng tim, phổi suy yếu có thể khiến cơ thể ra mồ hôi trắng.
Mồ hôi màu xanh lục: Dịch mồ hôi tiết ra có màu xanh lục là biểu hiện của bệnh viêm ống mật cấp tính. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng tiết mồ hôi bất thường như trên, bạn nên lập tức tới bệnh viện để khám, để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Đổ mồ hôi nhiều khiến bạn mất tự tin và khó chịu. Vì vậy, những người bị bệnh tăng tiết mồ hôi có thể sử dụng các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị tăng tiết mồ hôi. Một số thảo dược thiên nhiên như hoàng kỳ, sơn thù du, thiên môn đông có tác dụng điều hòa thân nhiệt làm mát cơ thể. Các sản phẩm TPCN giúp săn chắc bề mặt da và tác động trực tiếp vào hệ thần kinh giao cảm, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế bài tiết mồ hôi hiệu quả.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn