Bệnh nhân đái tháo đường có nên kiêng thực phẩm chứa carbohydrate?

Bệnh nhân đái tháo đường có nên kiêng thực phẩm chứa carbohydrate?

Bà bầu thiếu vitamin B12, con dễ mắc đái tháo đường sau này

Cân nặng bình thường vẫn có thể bị đái tháo đường!

9 cách giúp người đái tháo đường quản lý cuộc sống

Những mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một nhóm bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không đúng cách, hoặc cả hai. Hormone insulin cho phép đường máu đi vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có nồng độ cao bất thường của lượng đường trong máu. Điều này có thể gây tổn hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể nếu không điều trị.

Carbohydrate là gì? Có bao nhiêu loại?

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Hệ thống tiêu hóa phân hủy carbohydrate thành đường. Khi đường được đưa vào máu, cơ thể sẽ sản xuất hormone insulin. Insulin giúp đường vào trong tế bào. Khi các tế bào hấp thụ đường, lượng đường trong máu theo đó giảm xuống.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, người bệnh đái tháo đường nên duy trì khoảng 45 - 60 gram carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Khuyến nghị này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, mục tiêu trọng lượng và mục tiêu mức đường huyết.

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể

Carbohydrate có 3 loại chính là tinh bột, chất xơ và đường.

- Tinh bột: Thường có trong cơm, bánh mỳ, mỳ ống, các loại rau củ quả như khoai lang, khoai tây, khoai môn, ngô,...

- Chất xơ: Được tìm thấy trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt.

- Đường: Đường tự nhiên thường có trong sữa và trái cây. Đường nhân tạo (hay chất tạo ngọt nhân tạo) có thể được thêm vào trong trái cây đóng hộp, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thực phẩm carbohydrate như thế nào? 

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn cả 3 loại carbohydrate. Tuy nhiên, cần quản lý carbohydrate dạng tinh bột. Tránh hoặc hạn chế carbohydrate dạng đường. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu carbohydrate dạng chất xơ.

Không giống như carbohydrate dạng tinh bột hay đường, chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu và nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn để giảm thiểu tình trạng tăng đột biến mức đường huyết.

Mỗi bữa người bệnh chỉ nên ăn 1/3 - 1/2 bát con cơm trắng, chứa khoảng 15 - 30 gram carbohydrate. Các bữa ăn cần bao gồm cả thực phẩm chứa protein nạc, chất béo lành mạnh nhằm giúp làm chậm quá trình tác động của cơm tới mức độ đường trong máu.

Nếu có điều kiện, người bệnh có thể thay gạo trắng bằng gạo lứt. Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn và cơ thể cũng cần nhiều thời gian để tiêu hóa gạo lứt hơn so với gạo trắng.

Hiện chỉ số đường huyết được coi là lành mạnh trước khi ăn là 80 - 130 mg/dL và dưới 180 mg/dL sau bữa ăn.

M. Hiếu H+ (Theo Medical)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết