6 quan niệm về bệnh đái tháo đường mà bạn nên ngừng tin

Bệnh đái tháo đường và những quan niệm bạn nên ngừng tin

Phụ nữ có vòng 3 to ít bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đái tháo đường?

Bỏ ngay những lầm tưởng về tiền đái tháo đường để phòng tránh bệnh

Sốc: Đái tháo đường có thể lây qua truyền máu và ăn thịt

Người bệnh đái tháo đường bị mồ hôi nhiều do đâu?

Dưới đây là 6 hiểu lầm thường gặp về bệnh đái tháo đường mà mọi người nên tránh theo Goodhousekeeping:

1. Người bị thừa cân béo phì sẽ luôn phát triển bệnh đái tháo đường

Có một điều mà bạn cần biết là đái tháo đường type 1 và type 2 phát triển đều có liên quan đến hormone insulin của cơ thể. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), chỉ có khoảng 1/3 số người bị béo phì được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.

2. Người bị đái tháo đường phải mang đồ ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết

BS. Jaclyn London – Chuyên gia dinh dưỡng của website Good Housekeeping Institute, Tạp chí Hearst (Anh) cho biết, điều này thực tế chỉ đúng với những người bị đái tháo đường type 1. Nhưng với những người bị đái tháo đường type 2 thì chưa hẳn đúng, bởi nó lại có thể phụ thuộc vào loại thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, một bữa ăn nhẹ, ổn định chứa khoảng 15 gr tinh bột vẫn là điều cần thiết cho các bệnh nhân bị đái tháo đường.

3. Chỉ những người cao tuổi mới bị đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 được gọi là bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành và những người từ 45 – 64 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, có tới hơn 5.000 trẻ em đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 và trên thực tế đái tháo đường type 2 hiện nay có thể được tìm thấy ở những trẻ em trên 3 tuổi.

4. Đái tháo đường chỉ cần điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống

Điều trị bằng thuốc và kiểm soát chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết ở những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng khác là việc tập thể dục hàng ngày. Thường xuyên đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh,… có thể giúp làm giảm sự nhạy cảm của insulin và cải thiện tình trạng bệnh.

5. Đái tháo đường type là hậu quả của việc ăn quá nhiều đường

Ăn quá nhiều đường được biết đến là yếu tố chính gây nên bệnh đái tháo đường, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất. Di truyền, hút thuốc lá và lười vận động cũng chiếm vai trò lớn trong việc phát triển bệnh.

6. Người đái tháo đường nên kiêng ăn trái cây

Người đái tháo đường cần kiểm soát lượng đường và tinh bột tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải kiêng hoàn toàn việc ăn các loại trái cây. Điều quan trọng là bạn cần ăn đúng cách và ăn ở mức cho phép. Tốt nhất, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn với các thực phẩm phù hợp.

Quang Tuấn H+ (Theo Goodhousekeeping)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết