- Chuyên đề:
- Suy tim
Người bệnh mạch vành thường đặt stent để phòng ngừa đau tim, suy tim
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành bạn nên cảnh giác
Khó thở, thở gấp có thể cảnh báo suy tim mạn tính
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim ở người trẻ
Có những cách nào để phòng ngừa bệnh suy tim?
Stent hoạt động như thế nào?
Ở những người mắc bệnh mạch vành, các mảng bám (cholesterol) thường tích tụ trong động mạch và có thể ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu. Tình trạng này có thể gây rối loạn chức năng cơ tim, gây tức ngực và thậm chí có thể gây hình thành cục máu đông, dẫn tới đau tim.
Do đó, người bệnh sẽ có thể phải đặt stent để ép mảng xơ vữa, giữ cho động mạch thông thoáng, không bị tắc nghẽn và phòng ngừa nguy cơ đau tim, suy tim.
Hiệu quả của stent có bị suy giảm theo thời gian?
Lần đầu tiên stent được sử dụng là vào năm 1980. Những ống stent ban đầu này thường được làm bằng kim loại hoặc gốm, có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong vòng một vài năm kể từ ngày nong mạch để đặt stent. Tuy nhiên, các bác sỹ nhận thấy bản thân những loại stent thời bấy giờ cũng có thể gây tắc nghẽn mạch.
Người bệnh đã đặt stent vẫn có nguy cơ nghẽn mạch nếu không kiểm soát bệnh
Để khắc phục tình trạng này, ngày nay, bên cạnh việc cải tiến các loại stent, người bệnh mạch vành cũng phải kết hợp dùng thuốc. Cụ thể, các bác sỹ sẽ đề nghị người bệnh dùng thuốc Aspirin và kiểm soát hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Việc giảm lượng chất béo trung tính triglyceride trong chế độ ăn cũng giúp stent hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ thuyên tắc mạch.
Đây cũng là lý do bạn sẽ cần ở lại viện theo dõi thêm một vài ngày sau khi đặt stent để đảm bảo stent hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn động mạch vành nào, các bác sỹ có thể tiến hành can thiệp đặt một stent khác.
Stent có thể tồn tại bao lâu trong cơ thể?
Thời gian stent có thể tồn tại trong động mạch vành sẽ phụ thuộc vào loại stent được sử dụng. Trước đây, loại stent được dùng phổ biến nhất là stent được làm bằng thép với hiệu quả giảm tắc nghẽn 20%. Loại stent này có thể duy trì hiệu quả như vậy trong vòng 1 năm sau khi nong mạch vành.
Nguy cơ tái tắc nghẽn trong vòng 6 tháng kể từ khi đặt stent là khá thấp nhưng tuổi thọ trung bình của stent thép cũng chỉ được từ 4 - 5 năm.
Ngày này, các nhà khoa học đã cho ra đời loại stent phủ thuốc hai thế hệ, có thể hoạt động tốt trong động mạch vành sau 5 năm kể từ ngày nong mạch. Cả hai thế hệ stent mới này đều giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành từ 1 - 2% so với loại stent cũ.
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của người bệnh mà các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng loại stent phù hợp. Nên nhớ, tỷ lệ tái hẹp mạch vành sau khi đặt stent có thể dễ dàng được phòng ngừa bằng cách dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với lối sống lành mạnh chứ không chỉ phụ thuộc vào loại stent mạch vành.
Giải pháp “tăng tuổi thọ cho stent”
Ngoài việc lựa chọn loại stent, dùng thuốc theo chỉ định, có lối sống khoa học, lành mạnh, có một cách nữa để giúp bạn kéo dài thời gian stent còn tác dụng, đó là sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng.
Những sản phẩm này có tác dụng giúp ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, phòng ngừa tái tắc hẹp, tiêu cục huyết khối giúp hạn chế cơn nhồi máu cơ tim, phòng nguy cơ suy tim và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Vi Bùi H+ (Theo Epainassist)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, giúp hỗ trợ giảm đau thắt ngực, khó thở. Sản phẫm đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu của Canada năm 2014 với kết quả cho thấy: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Bình luận của bạn