Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

Sau khi nong mạch, đặt stent, người bệnh mạch vành vẫn cần kiểm soát chế độ ăn của mình

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Hẹp van động mạch chủ chưa có triệu chứng, tôi có cần điều trị?

Tại sao người bệnh suy tim cần chú ý tới triệu chứng ho?

Sau bắc cầu mạch vành, người bệnh nên duy trì lối sống thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn sau khi đặt stent có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch trong tương lai tới 70%. Để làm được điều này, bạn sẽ cần tránh một số thực phẩm sau khi đặt stent mạch vành.

Tìm hiểu ngay người đặt stent mạch vành không nên ăn gì:

Muối ăn

Giảm lượng muối ăn tiêu thụ hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp, giúp phần giảm áp lực cho tim và các mạch máu, trong đó có động mạch vành đã được đặt stent. Bạn có thể thay thế muối ăn bằng các loại gia vị, thảo mộc khác để tăng hương vị cho món ăn.

Sau khi đặt stent mạch vành, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều muối ăn

Thực phẩm giàu chất béo

Những người đã đặt stent nên giảm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các loại thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh… đều chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng…

Thực phẩm có quá nhiều đường

Các loại nước ngọt, nước ép trái cây… đều chứa nhiều đường và có thể dẫn tới tăng cân, làm tăng áp lực lên tim và hệ mạch máu, đặc biệt là nơi đặt stent. Tương tự như vậy, bạn cũng nên tránh các loại bánh, kẹo, mứt, các món tráng miệng… nhiều đường và các chất bảo quản.

Để thay thế đường, người bệnh mạch vành có thể chuyển sang dùng mật ong. Nếu thèm ngọt, bạn cũng có thể ăn một chút chocolate đen giàu chất chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp và giảm viêm trong cơ thể.

Các loại thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt khô, thịt hộp… đều chứa hàm lượng natri (muối ăn) cao và có thể chứa nhiều chất bảo quản có thể gây hại cho trái tim. Do đó, những người đã đặt stent nên bổ sung protein từ các loại thịt trắng (như thịt gà, cá) hoặc chuyển sang ăn chay để ngăn ngừa nguy cơ tái hẹp mạch vành.

Các loại đồ uống giàu caffeine và đồ uống có cồn

Các chất kích thích trong những loại đồ uống này đều có thể làm tăng nhịp tim, tăng áp lực cho tim và mạch máu nơi đặt stent.

Bên cạnh chế độ ăn, tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, người bị bệnh mạch vành có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp làm giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngừa tái tắc hẹp sau đặt stent và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Credihealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người mắc bệnh mạch vành, giúp hỗ trợ giảm đau thắt ngực, đau tim, khó thở. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu của Canada năm 2014 với kết quả cho thấy: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ giảm cholesterol máu.

Sau bắc cầu mạch vành, người bệnh nên duy trì lối sống thế nào? - Ảnh 5

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch