Cơ thể sần sùi, biến dạng vì bệnh lạ
Mắc bệnh lạ cậu bé 3 tuổi nặng tới 70 kg
Bệnh lao vú và những điều cần biết
Phòng các bệnh lây truyền từ chó, mèo
Xót xa bé gái mắc bệnh lạ trông như người ngoài hành tinh
Mới đây, trưa 18/1, 6 học sinh trường tiểu học Chu Văn An (thị trấn Đức An, huyện Đắk Song) phải nhập viện trở lại, trong tình trạng khó thở, buồn nôn, tức ngực, chóng mặt… Sáu em này, cùng 36 nạn nhân khác, đã được về nhà su khi được điều trị lần nhập viện thứ nhất, do mua đồ chơi "bom thối" trước cổng trường do Trung Quốc sản xuất đã phát nổ.
Các bác sĩ của khoa nhi điều trị, bệnh viện đa khoa Đắk Nông, thời theo dõi sát sao liên tục 6 giờ đồng hồ thì tình trạng sức khỏe của các em đã tương đối ổn định, không có những biểu hiện gì thêm. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị giữa các em xảy ra hiện tượng kích thích lây lan - một em thấy buồn nôn thì cả nhóm sẽ bị theo. Các bác sĩ chưa thể xác định được các em học sinh bị ngộ độc loại hóa chất gì nên bệnh viện chưa thể điều trị trực diện, đặc trị mà chỉ điều trị khi sức khỏe của các em xẩy ra biến chứng.
Trước đó, 15 giờ 30 ngày 17/1, 159 công nhân Công ty TNHH Panko Vina (Khu công nghiệp Mỹ phước 1, huyện Bến Cát, Bình Dương) phải nhập viện điều trị nghi do ngộ độc, theo Cục an toàn thực phẩm.
Tuy vậy, theo báo cáo của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm gởi Cục an toàn thực phẩm, tất cả các trường hợp đều có biểu hiện chủ yếu nhức đầu, mệt mỏi và chóng mặt (96,86% tổng số ca); có 85 trường hợp tự khai có biểu hiện buồn nôn (đến cơ sở điều trị không có biểu hiện này); các chỉ số sinh học khác (mạch, huyết áp, thân nhiệt…) đều trong giới hạn bình thường. Tất cả công nhân này đều được cấp thuốc và cho về nhà.
Cục an toàn thực phẩm kết luận bước đầu những trường hợp trên không phải ngộ độc do thực phẩm. Các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh nguyên nhân, tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin.
Cái gì làm cả trăm người nhập viện vẫn chưa rõ.
Hồi tháng 12/2013, có 9 người mắc bệnh lạ ở Bắc Giang, đến nay vẫn chưa rõ thủ phạm. Theo Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, GS.TS Nguyễn Anh Trí, họ bị xuất huyết trong kéo dài, không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân được bổ sung yếu tố cầm máu xong, về địa phương lại bị bệnh lại.
Một đoàn điều tra do Cục Quản lý khám chữa bệnh chủ trì cùng các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai đến địa phương lấy mẫu đất, nước, một số loại thức ăn chính ở nơi các bệnh nhân cư trú để nghiên cứu.
Tuy nhiên, chất warfarin xuất hiện từ nguồn nào thì hiện vẫn chưa thể xác định được.
Bình luận của bạn