Nguy cơ sa sút trí tuệ tăng cao ở những người mắc bệnh lupus
Mặt nổi ban cánh bướm là viêm da dị ứng hay lupus ban đỏ?
Bổ sung probiotics có thể giúp giảm viêm thận lupus
11 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị lupus ban đỏ
Mắc lupus ban đỏ có nên ăn thịt chim bồ câu?
Lupus là một bệnh lý mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể.
Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh lupus và khoảng 16.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Phụ nữ mắc bệnh lupus nhiều hơn nam giới, hầu hết đều mắc ở độ tuổi từ 15 - 44.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là dạng phổ biến nhất của lupus. Bệnh lý gây tổn thương khớp, da, phổi, thận và các mạch máu, từ đó có thể dẫn đến các tình trạng như suy thận, viêm khớp và động kinh.
Trong nghiên cứu mới, TS. Daniela Amital cùng các cộng sự thuộc Đại học Tel Aviv (Israel) đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh lupus với nguy cơ sa sút trí tuệ.
Thông qua việc sàng lọc hơn 4,4 triệu người sinh sống ở Israel, các nhà khoa học đã xác định được 4.886 trường hợp đã được chẩn đoán SLE. Tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ cũng được các nhà khoa học thu thập.
Kết quả cho thấy, những người bị SLE có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 51% so với những người không bị SLE, dù ở bất kể độ tuổi nào.
Các nhà khoa học cho biết, sa sút trí tuệ là một tình trạng bệnh lý gồm nhiều triệu chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, suy nghĩ, tập trung và ghi nhớ. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 60 – 80% các trường hợp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 47 triệu người được chẩn đoán mắc sa sút trí tuệ trên toàn cầu. Con số này có thể sẽ tăng lên 75 triệu người vào năm 2030.
Nguyên nhân chính gây ra chứng sa sút trí tuệ vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng SLE có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm năng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về Sức khỏe tâm thần Người cao tuổi (International Journal of Geriatric Psychiatry).
Bình luận của bạn