Cách cải thiện "chuyện ấy" ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể ảnh hưởng tới chất lượng "chuyện ấy"

Miên dâm: Hội chứng cấp cao của mộng tinh

Khi mang thai, "chuyện ấy" sẽ thay đổi như thế nào?

Nam giới tập Kegel: Giải pháp cải thiện chức năng tình dục

Thắc mắc tình dục ở phụ nữ mãn kinh

Ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh về "chuyện ấy" thực sự tác động tới ham muốn và chức năng tình dục. Đơn cử như bệnh nhân sợ lên cơn khó thở trong khi quan hệ, sẽ làm cho đối tác thất vọng, những lo ngại lâu dần gia tăng theo thời gian có thể gây mất hứng, làm mất cảm xúc trong sinh hoạt gối chăn. Hơn nữa, người bạn đời của những bệnh nhân COPD cũng có thể lo sợ rằng, hoạt động tình dục khiến các triệu chứng của COPD trở nên xấu và trầm trọng hơn khiến họ cũng e dè trrong vấn đề nên hay không nên làm "chuyện ấy". 

Trên thực tế, việc chẩn đoán COPD không nói lên rằng, đó là dấu chấm hết cho đời sống tình dục, vốn được coi là không thể thiếu và "sở hữu" vô số lợi ích tới sức khỏe. Điều quan trọng, để có được cuộc sống tình dục lành mạnh, người có bệnh COPD cần áp dụng một vài quy tắc đơn giản dưới đây:

Trò chuyện

Yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện đời sống tình dục ở bệnh nhân COPD là chia sẻ. Hãy giải thích cho người ấy hiểu, COPD có thể ảnh hưởng xấu tới mức độ tình cảm và vấn đề phòng the tới như thế nào. Đừng ngần ngại bày tỏ cảm xúc và nỗi sợ hãi một cách trung thực bởi điều này sẽ làm cho nửa kia hiểu được khó khăn bạn đang vấp phải và có thể cùng nhau thảo luận các biện pháp nhằm giải quyết những khúc mắc đang xảy ra trong chuyện vợ chồng.

Lựa chọn thời điểm thân mật

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi thường là triệu chứng thường gặp của COPD và chắc chắn nó sẽ tác động tới khả năng lâm trận của cả hai giới. Vì vậy, bản thân người bệnh nên chú ý đến tín hiệu báo động của cơ thể, tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi, đâu là khoảng thời gian trong ngày khiến bạn kém hứng thú nhất để tránh. Nên dập tắt lối suy nghĩ, việc ấy chỉ diễn ra trước khi đi ngủ bởi thời gian được coi là tốt nhất để "yêu" là khi cơ thể đã được nghỉ ngơi và đang tràn trề mức năng lượng.

Ở bệnh nhân COPD, "chuyện ấy" có thể diễn ra vào khoảng thời điểm mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng

Quy tắc "Bảo tồn năng lượng"

Về căn bản, bảo tồn năng lượng là yếu tố quan trọng đối với với người có COPD trong hoạt động tình dục. Việc bảo tồn bao gồm: Hạn chế uống rượu và ăn các bữa ăn quá no trước khi quan hệ. Đặc biệt, quy tắc đề cao việc lựa chọn vị trí tình dục quyết định đến mức năng lượng. Với người bị COPD, việc chủ động nên bàn giao lại cho nửa kia để tối ưu tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.

Đôi khi bệnh nhân COPD sẽ xuất hiện các triệu chứng khi thực hiên hành vi tình dục. Nhằm làm giảm nguy cơ này, cần sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi làm "chuyện ấy", đặt thuốc tại vị trí thuận tiện để sử dụng khi cần thiết. Bệnh nhân COPD cũng nên làm sạch các chất tiết có trong đường hô hấp trước khi sinh hoạt tình dục để triệu chứng khó thở ít ghé thăm.

Âu yếm

Nếu cảm thấy quá khó khăn, hai bạn có thể thể hiện sự thân mật qua hình thức hôn, âu yếm, massage... Lưu ý rằng, không phải tất cả những khó khăn trong tình dục đều là do COPD. Một số có thể là do các tác dụng phụ của thuốc hoặc sự thay đổi từ quá trình lão hóa tự nhiên. Tốt nhất, nên chia sẻ những vướng mắc trong chuyện tình dục với các bác sỹ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Thực phẩm chức năng

Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân COPD có thể giảm đáng kể tần suất xuất hiện và mức độ trầm trọng của triệu chứng để cải thiện chức năng tình dục nếu dùng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đi kèm với thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi quyết định sử dụng.
M. Hiếu H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn