- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Hiện vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán bệnh Parkinson
Cách giảm run khi đứng trước đám đông
Run chân khi ngủ có phải do hội chứng chân không nghỉ?
Ngón tay cái bị giật: Nguyên nhân do đâu?
Run chân ở người cao tuổi là tình trạng gì và làm sao để giảm?
Trả lời:
Chào bạn!
Chẩn đoán chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Parkinson. Do đó, việc tìm đến một chuyên gia thần kinh giàu kinh nghiệm là bước đầu tiên và tiên quyết. Nguyên nhân là bởi bệnh Parkinson có nhiều triệu chứng tương tự như các bệnh lý khác, chỉ có chuyên gia thần kinh mới có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phân biệt chính xác.
Cho đến nay, chưa có một xét nghiệm nào đặc hiệu giúp chẩn đoán bệnh Parkinson. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây có thể giúp bác sĩ xác định đúng bệnh:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, triệu chứng, các yếu tố gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và thực hiện khám sức khỏe tổng quát, đánh giá các dấu hiệu Parkinson điển hình. Cụ thể như:
- Độ tuổi: Bệnh Parkinson thường gặp ở người trên độ tuổi 50, có thể gặp ở độ tuổi 30, 40 nhưng hiếm.
- Yếu tố gia đình: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson có nguy cơ cao hơn.
- Triệu chứng: Bệnh Parkinson đặc trưng bởi 4 dấu hiệu, đó là: Run khi nghỉ, run thường bắt đầu ở một bên cơ thể; Co cứng cơ; Vận động chậm chạp và rối loạn thăng bằng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như táo bón, giọng nói thay đổi, chữ viết nhỏ dần, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác, chậm nhận thức, rối loạn giấc ngủ…
Xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp MRI não, xét nghiệm PET scan, xét nghiệm gene... giúp loại trừ các nguyên nhân khác như u não, bệnh mạch máu não, bệnh rối loạn chuyển hóa… và hỗ trợ chẩn đoán.
Đánh giá đáp ứng với thuốc: Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thử thuốc điều trị Parkinson (levodopa) và theo dõi hiệu quả.
Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển chậm. Bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Điều trị bằng thuốc thường kém đáp ứng sau 3 - 5 năm sử dụng. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, người bệnh nên tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ và thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson như tập thể dục định kỳ, ăn uống lành mạnh, tránh stress và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh Parkinson có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần chính từ “bộ đôi” thảo dược thiên ma, câu đằng nhằm giúp giảm run chân tay, hỗ trợ vận động bình thường của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất sinh học có trong câu đằng có tác dụng ức chế enzyme MAO-B (enzyme làm phân hủy dopamine - chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt ở người bệnh Parkinson), từ đó giúp cải thiện tốt các triệu chứng ở người bệnh Parkinson. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên an toàn và không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng kéo dài.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sĩ Yên Hoa
TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm run tay chân
Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn