Nghiên cứu: Xét nghiệm máu hứa hẹn giúp chẩn đoán bệnh Parkinson

Hiện việc chẩn đoán bệnh Parkinson vẫn gặp nhiều khó khăn

Run tay, chân ở người trẻ có phải bệnh Parkinson không?

Dùng thuốc Trivastal, Madopar điều trị Parkinson bị chóng mặt phải xử lý như thế nào?

Người bệnh Parkinson dùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?

Làm sao giảm run tay khi mắc bệnh Parkinson, run vô căn?

Theo các nhà khoa học, xét nghiệm này tập trung vào việc tìm kiếm các tổn thương tế bào có liên quan tới bệnh Parkinson. Trong tương lai, nếu được xác nhận đáng tin cậy, đây có thể là xét nghiệm tối ưu đầu tiên giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson, từ đó giúp người bệnh được tiếp cận điều trị sớm hơn, trước khi hệ thống thần kinh bị tổn thương một cách nghiêm trọng.

Trưởng nhóm nghiên cứu Laurie Sanders từ Trường Y Duke (Durham, Bắc Carolina, Mỹ) cho biết: “Hiện nay, bệnh Parkinson chủ yếu chỉ được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khi người bệnh đã gặp phải các tổn thương thần kinh đáng kể”.

 

Tuy nhiên, với xét nghiệm máu mới, các nhà khoa học có thể đo được mức độ tổn thương DNA trong ty thể - cấu trúc bên trong các tế bào, có nhiệm vụ tạo ra năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Theo báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ), tổn thương DNA trong ty thể được phát hiện nhiều trong mẫu máu của người bệnh Parkinson, so với người bình thường, không mắc bệnh.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy tình trạng tổn thương DNA cao hơn ở những người có đột biến gene LRRK2 - đột biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson của một người, ngay cả khi họ không biểu hiện triệu chứng.

Hiện tại, các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson chỉ giúp kiểm soát triệu chứng chứ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Do đó, Laurie Sanders hy vọng cùng với việc giúp chẩn đoán sớm bệnh Parkinson, xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định các loại thuốc có thể “đảo ngược”, hoặc ngăn chặn tổn thương DNA của ty thể gây tiến triển bệnh. Hiện một số công ty công nghệ sinh học như Abcam, Biogen, Denali Therapeutics… đang tiến hành thử nghiệm các phương pháp điều trị như vậy.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, một xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh Parkinson sẽ là tiến bộ lớn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Hiện Parkinson là căn bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai (chỉ đứng sau bệnh Alzheimer), với khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về xét nghiệm máu này, với việc thử nghiệm trên những người có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson, nhưng chưa phát triển các triệu chứng rõ rệt.

Vi Bùi (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh