- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Bệnh Parkinson cũng có thể ảnh hưởng tới những người trẻ
8 biện pháp giúp bạn tự quản lý bệnh Parkinson
9 tip giúp bạn chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson tốt hơn
Thiếu dopamine - nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson
Làm sao để chẩn đoán bệnh Parkinson?
Rebecca Miller, một nhà tâm lý học 39 tuổi tại Trường Y khoa Yale (Mỹ) cho biết, cô cảm thấy có điều gì đó không ổn khi cố ôm con gái, nhưng đôi bàn tay không hề cử động. Cô ngay lập tức nghĩ: “Liệu đây có phải một vấn đề tâm lý?”
Rebecca Miller sau đó đã đi khám, thực hiện nhiều xét nghiệm. Các bác sỹ phát hiện ra rằng, cô có thói quen kéo lê một chân của mình khi đi, đồng thời Rebecca cũng chuyển sang sử dụng tay trái nhiều hơn, dù cô là người thuận tay phải. Ban đầu cô chỉ cho rằng đây chỉ là một vài thay đổi bình thường và không hề quan tâm tới chúng.
Rebecca Miller cùng con gái
Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ một chuyên gia về rối loạn chuyển động, mọi thứ đã thay đổi. “Tôi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, một bệnh thoái hóa thần kinh, gây ra tình trạng run tay, chân, cứng cơ bắp, suy giảm khả năng giữ cân bằng và phối hợp các hoạt động”.
“Bác sỹ nói, những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian và điều này khiến tôi thực sự lo lắng. Tuy nhiên, bác sỹ cũng cho tôi một lời khuyên quan trọng, đó là hãy tự quản lý bệnh của mình và đừng để căn bệnh kiểm soát bạn”. Rebecca Miller chia sẻ.
Đây cũng là điều Kelly Weinschreider (người Mỹ) luôn tự nhủ với mình, từ khi cô được chẩn đoán bệnh Parkinson năm 29 tuổi. “Ban đầu, tôi chỉ cảm thấy mình hay bị cứng cơ bắp và mệt mỏi. Tuy nhiên bệnh Parkinson thường tiến triển từ từ và sau một vài năm, tôi bắt đầu nhận thấy mình bị run tay chân”.
Kelly Weinschreider cùng chồng mình, David
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, Kelly Weinschreider bắt đầu dùng thuốc. Cô nhận thấy, dùng thuốc giúp cải thiện tình trạng run tay, chân tốt và cô có thể tạm thời quay lại cuộc sống thường ngày. Kelly cho biết, cô vẫn tiếp tục làm việc được thêm 10 năm nữa, sau khi được chẩn đoán bệnh. “Tôi chỉ nói chuyện về tình trạng bệnh của mình với một vài người bạn thân, hầu như không ai ở cơ quan biết tôi mắc bệnh. Tôi không muốn mọi người thương hại mình và muốn giữ cuộc sống bình thường khi còn có thể”. Kelly chia sẻ.
Những người bệnh như Rebecca và Kelly không hề đơn độc. Dù Parkinson được coi là bệnh của người già (trên 60 tuổi). Tuy nhiên, vẫn có khoảng 4% người phát triển bệnh từ khi còn trẻ. Vậy họ đã làm thế nào để quản lý bệnh và cuộc sống của mình?
Rebecca Miller cho biết: "Ban đầu, tôi cảm thấy khá buồn, chán nản khi được chẩn đoán Parkinson. Con gái tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi không thể để căn bệnh kéo tâm trạng mình đi xuống, vì tôi biết con bé cần tôi chăm sóc.
Từ những suy nghĩ trên, Rebecca đã trở nên cởi mở hơn nhiều về tình trạng bệnh của mình và nhận được nhiều sự trợ giúp từ người thân, bạn bè.
Kelly Weinschreider đã giữ bí mật về căn bệnh của mình trong một thời gian dài cho tới khi cô gặp David - chồng của cô bây giờ. David đã động viên cô rất nhiều và anh cũng là động lực giúp cô mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh Parkinson quái ác.
Hiện, cả 2 người phụ nữ trên đều đang sử dụng thuốc và thường xuyên tham gia các nhóm điều trị bệnh Parkinson. Riêng Kelly đã thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu, nhằm ngăn chặn các cơn run tay chân và các triệu chứng bệnh khác.
Rebecca chia sẻ: “Mắc bệnh Parkinson quả thật rất đáng sợ, tuy nhiên một khi chấp nhận và biết cách kiểm soát chúng, bạn vẫn có thể sống tốt cùng căn bệnh”. Kelly cũng chia sẻ thêm: “Hãy giữ thái độ tích cực với tình trạng bệnh của mình, bạn sẽ kiểm soát bệnh Parkinson tốt hơn”.
Vi Bùi H+ (Theo Self)
Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện giúp giảm run tay chân, cứng cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.
Bình luận của bạn