- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật có thể gây viêm túi mật, khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu
Làm sao ngăn chặn tái phát các cơn đau do sỏi mật?
Con bị đau bụng do sỏi mật, mẹ phải làm sao?
Làm sao ngăn chặn cơn đau do sỏi mật trong vòng 15 phút?
Viêm tụy cấp do sỏi mật: Liệu có cần cắt bỏ túi mật?
Đau bụng
Các cơn đau ở vùng bụng trên, bên phải (dưới xương ức) có thể cảnh báo bệnh sỏi mật. Đôi khi các cơn đau cũng có thể lan ra giữa bụng hoặc vùng lưng.
Các cơn đau do sỏi mật thường xảy ra sau khi ăn, có thể kéo dài tới một vài giờ, đặc biệt sau khi bạn ăn các món ăn nhiều dầu mỡ. Cơn đau do sỏi mật có xu hướng diễn ra theo từng đợt. Tuy nhiên, bị đau liên tục trong một vài giờ có thể cảnh báo tình trạng bệnh túi mật nghiêm trọng hơn.
Thời điểm xuất hiện cơn đau có thể giúp bạn phân biệt đau bụng do sỏi mật hay do các rối loạn tiêu hóa khác. Các cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện trong vòng một vài giờ sau khi ăn. Do đó, nếu bạn bị đau trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn, có thể bạn đang gặp các rối loạn tiêu hóa khác chứ không phải sỏi mật.
Sỏi mật thường gây ra các cơn đau vùng bụng trên, bên phải
Trong trường hợp bạn bị đau bụng kèm theo sốt, ớn lạnh, rất có thể bạn bị viêm túi mật cấp do nhiễm trùng chứ không phải sỏi mật. Trường hợp này người bệnh có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức.
Uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng
Các loại thuốc giảm đau thông thường hầu như không cải thiện được các cơn đau do túi mật. Tuy nhiên, thay đổi vị trí nằm, đi vệ sinh hoặc trung tiện lại có thể làm giảm nhẹ cơn đau đôi chút.
Vàng da
Nếu thấy da, lòng trắng mắt ám màu vàng, cùng với các dấu hiệu như nước tiểu đậm, phân nhạt màu… rất có thể bạn đang bị sỏi mật. Nguyên nhân là do sỏi mật làm tắc ống mật, dẫn đến việc tích tụ dịch mật trong túi mật. Tích tụ dịch mật sẽ làm tăng nồng độ của các sắc tố gây vàng da.
Buồn nôn
Buồn nôn đi kèm đau bụng có thể cảnh báo bệnh sỏi mật
Rất nhiều người nhầm các vấn đề túi mật với đau dạ dày, ợ nóng, trào ngược dạ dày - thực quản. Tuy nhiên, nếu bạn bị buồn nôn, đặc biệt tình trạng buồn nôn xuất hiện cùng mỗi đợt đau bụng, rất có thể bạn đang gặp các vấn đề túi mật.
Viêm tụy
Nếu bị viêm tụy, tốt hơn hết bạn cũng nên kiểm tra sỏi mật. Nguyên nhân là do các enzyme tiêu hóa từ gan sau khi qua túi mật, ống mật sẽ đi qua tuyến tụy. Chính vì vậy, sỏi mật có thể theo ống mật tới tụy, gây viêm, đau tụy.
Các triệu chứng khi bị viêm tụy bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim nhanh, sốt.
Người béo phì đột ngột giảm cân
Những người béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh sỏi mật. Dù giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ, nhưng giảm cân đột ngột ngược lại có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật đang hình thành.
Ngoài ra, những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật bắc cầu dạ dày bị giảm cân đột ngột cũng cần đề phòng nguy cơ sỏi mật.
Tốt hơn hết, bạn nên giảm cân từ từ, ổn định bằng cách tập thể dục thường xuyên, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh.
Chụp cộng hưởng từ MRI, HIDA (xạ hình gan - mật) cho kết quả bất thường
Túi mật là cơ quan rỗng, nên khi siêu âm, sỏi mật có thể hiện thị như một khối rắn trong túi mật hoặc ống mật. Việc chụp cộng hưởng từ có thể giúp các bác sỹ nhận ra nếu túi mật bị viêm nhiễm, hay bạn có dấu hiệu sỏi mật hay không.
Trong trường hợp MRI không rõ ràng, các bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm xạ hình gan - mật để xác định bệnh sỏi mật.
Tốt hơn hết, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào nói trên, hãy đến khám bác sỹ để được chẩn đoán sỏi mật kịp thời, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Health)
Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ người bệnh sỏi mật, phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi.
Bình luận của bạn