- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Từ lâu, sỏi mật đã được công nhận là yếu tố quan trọng liên quan tới ung thư túi mật
Người bệnh chia sẻ bí quyết giúp tan sỏi đường mật trong gan
Đang cho con bú, dùng thuốc tan sỏi túi mật 10mm được không?
Làm sao xác định chính xác thành phần của sỏi mật, giúp sớm tan sỏi?
Tại sao sỏi mật khó phát hiện, khó điều trị và dễ tái phát?
Dù sỏi mật có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật, song các chuyên gia nhấn mạnh điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như di truyền, yếu tố môi trường và tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể của từng người. Mặc dù sỏi mật đóng vai trò là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư túi mật, nhưng các chuyên gia khẳng định không phải tất cả những người bị sỏi mật đều sẽ phát triển thành ung thư.
Đâu là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư túi mật?
Bác sĩ Shivendra Singh từ Viện Ung thư và Trung tâm Nghiên cứu Rajiv Gandhi (Ấn Độ) cho biết: “Sỏi mật thường vô tình được phát hiện trong các xét nghiệm chẩn đoán ung thư túi mật, và chúng thường là lý do dẫn tới chẩn đoán sai. Nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy 70 - 80% người bệnh ung thư túi mật có sỏi mật. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây ung thư túi mật khá đa dạng, bao gồm tuổi tác, giới tính, điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như các bệnh đi kèm như nhiễm trùng mạn tính với Salmonella typhi hoặc Helicobacter pylori. Thêm nữa, các yếu tố môi trường như thường xuyên tiếp xúc với các chất độc, kim loại nặng, thói quen ăn uống thường ngày… cũng có thể là yếu tố dẫn tới sự hình thành khối u”.
Bác sĩ Shivendra Singh cũng cho biết thêm sỏi mật có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới, những người trên 40 tuổi, người bị thừa cân, béo phì… Một vấn đề nữa cần tính tới là dạng sỏi mật có tác động khá lớn tới nguy cơ tiến triển ung thư túi mật. Ví dụ, tỉ lệ ung thư túi mật ở miền Bắc Ấn Độ có xu hướng cao hơn miền Nam. Nguyên nhân có thể do tỉ lệ người có sỏi mật cholesterol/sỏi hỗn hợp ở miền Bắc cao hơn, trong khi miền Nam phổ biến với sỏi mật sắc tố.
Có cần cắt túi mật để giảm nguy cơ ung thư túi mật?
Theo bác sĩ Shivendra Singh, cần hiểu rằng các vấn đề túi mật (nổi bật nhất là sỏi mật) không phải lúc nào cũng dẫn tới ung thư. Trên thực tế, khá nhiều người bị sỏi mật không hề bị ung thư túi mật. Do đó, việc cắt túi mật chỉ vì lo ngại nguy cơ ung thư là không cần thiết. Tuỳ vào trường hợp cụ thể của từng người bệnh (ví dụ như triệu chứng, tiền sử bệnh tật và sức khoẻ tổng thể…) mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.
Việc sàng lọc, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là quan trọng với những cá nhân có yếu tố nguy cơ cao, đặc biệt là những người có người thân từng mắc ung thư túi mật, có khối u trong đường mật.
Trên thực tế, ung thư túi mật thường tiến triển nhanh và không có triệu chứng cảnh báo cụ thể. Do đó, để phát hiện sớm, điều quan trọng là bạn cần chủ động tầm soát bệnh, đi khám ngay khi có các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hoá (ví dụ như thường xuyên thấy chán ăn, đầy hơi, buồn nôn/nôn mửa, giảm cân không kiểm soát, đau ở vùng hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt)…
Vi Bùi (Theo Hindustantimes)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý
Với thành phần 8 thảo dược quý như: Kim tiền thảo, Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn