Tôi có thể đi làm nếu con đang bị thủy đậu không?

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng không nên chủ quan

Nguyên nhân gia tăng số ca bệnh thủy đậu trong thời gian gần đây?

Chuyên gia mách cách phòng thủy đậu ở phụ nữ mang thai

Cách phòng và chăm sóc người bệnh thủy đậu

Ca mắc thủy đậu ở Hà Nội gia tăng, phòng bệnh cho trẻ thế nào?

Cha mẹ có thể đi làm khi còn mắc thủy đậu không?

Thủy đậu rất phổ biến và dễ lây lan ở trẻ em. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều bậc cha mẹ đôi khi tự đặt ra câu hỏi: Liệu con bị thủy đậu có thể đi làm được không?

Lời khuyên chung của Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service - NHS) tại Anh là bất cứ ai mắc bệnh thủy đậu đều nên nghỉ học hoặc nghỉ làm cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm (khi các nốt phỏng nước đã đóng vảy và khô hết). Nhưng nếu chỉ có con bạn mắc bệnh thủy đậu thì sao?

Ông Zulqarnain Shah, Giám đốc y tế tại SSP Health (Anh) cho biết: “Cha mẹ có thể đi làm nếu con họ bị thủy đậu, miễn là con được chăm sóc phù hợp tại nhà".

 

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus rất dễ lây lan, nó có thể dễ dàng lây sang những người chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, việc cô lập một người tiếp xúc, ví dụ như cha mẹ của trẻ bị nhiễm bệnh, là không cần thiết với bệnh thủy đậu.

Trong thời gian bệnh, thủy đậu sẽ gây ra khó chịu với người mắc nhưng đa phần không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với các đối tượng như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, nếu cha mẹ không chắc chắn liệu mình có thể nhiễm virus từ con hay không và khả năng lây virus cho người dễ bị tổn thương thế nào thì nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sỹ hoặc hạn chế tiếp xúc với các đối tượng đó.

Bệnh thủy đậu thường kéo dài bao lâu?

Ông Yiannis Ioannou, bác sỹ tư vấn nhi khoa tại Bệnh viện Portland (Anh) cho biết: “Thủy đậu thường kéo dài trong 2 tuần. Trong vài ngày đầu tiên nhiễm bệnh, các phỏng nước có thể xuất hiện khắp cơ thể. Tuy nhiên, phỏng nước sẽ khô sau khoảng 5-10 ngày. Sau đó, các vảy sẽ hình thành và cuối cùng bong ra. Bạn có thể nhận thấy những phỏng nước xuất hiện lại khi các vết cũ đang lành. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng vì có thể mất khoảng 2 tuần để tất cả các vết phỏng khô và khỏi hoàn toàn".

Một người mắc thủy đậu có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời gian khoảng 2 ngày trước khi các nốt ban, phỏng nước xuất hiện. Thủy đậu cũng có thể lây truyền qua thai kỳ. Điều này có thể gây ra mối đe dọa cho thai nhi. Vì vậy, nếu có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến bệnh thủy đậu khi mang thai, bạn cần đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Khi nào trẻ mắc thủy đậu cần gặp bác sỹ?

Theo ông Zulqarnain Shah, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ và nhận thêm lời khuyên.

"Những triệu chứng này bao gồm sốt cao kéo dài hơn 4 ngày, ho dữ dội hoặc khó thở, phát ban nghiêm trọng trên da hoặc trẻ ốm mệt mỏi. Cha mẹ cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu con bị suy giảm hệ thống miễn dịch”, ông Zulqarnain Shah nói.

Lê Tuyết (Lược dịch theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi