Đái tháo đường type 1 và type 2 khác nhau điểm nào?

Khác với bệnh đái tháo đường type 2, người bệnh đái tháo đường type 1 phải tiêm insulin hàng ngày

Bị bệnh đái tháo đường type 2 có nên mang thai?

Bệnh đái tháo đường có “làm hỏng” ái ân?

Tổn thương thần kinh do đái tháo đường

“Kế hoạch hóa” bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard, trả lời:

Chào bạn!

Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 là hai bệnh khác nhau nhưng lại có nhiều điểm chung. Cả hai loại bệnh đái tháo đường này đều được xác định bằng lượng glucose (đường) cao trong máu. Bệnh đái tháo đường type 2 phổ biến hơn so với loại còn lại.

Bệnh đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở người trưởng thành hoặc thanh thiếu niên bị béo phì. Bệnh đái tháo đường type 1 có xu hướng khởi phát từ thời thơ ấu.

Cả type 1 và type 2 đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, chẳng hạn như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, đoạn chi (cắt cụt chi) và mù lòa.

Để phân biệt đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, cần hiểu cách mà cơ thể đang chuyển hóa đường. Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa carbohydrate (bánh mì, sữa, bỏng ngô, khoai tây, bánh ngọt…), hệ tiêu hóa sẽ phá vỡ các hợp chất này và chuyển chúng thành các phân tử đường (glucose). Các phân tử đường trong ruột sẽ được hấp thu vào trong mạch máu và đi tới các tế bào để cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng tế bào. Để làm được điều này, các phân tử đường phải vào được bên trong tế bào, thông qua các hormone insulin (được sản sinh ra từ tuyến tụy). Khi tuyến tụy “nhìn thấy” lượng đường trong máu tăng lên (sau khi ăn), nó sẽ giải phóng insulin vào trong máu, khi insulin tiếp cận được với tế bào, chúng sẽ đưa đường vào bên trong tế bào. Kết quả là, lượng đường trong máu lại trở về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, nếu việc cho và nhận insulin gặp trục trặc, đường sẽ không thể vào được bên trong tế bào mà cứ tích tụ lại trong máu.

Sở dĩ bệnh đái tháo đường type 2 phổ biến hơn là vì nó xảy ra khi các tế bào kém đáp ứng với insulin. Để giữ lượng đường huyết bình thường, tuyến tụy sẽ phải làm việc cực lực để “bù đắp” insulin. Sau một thời gian, tuyến tụy bị “kiệt sức” và không thể theo kịp nhu cầu insulin đang ngày một tăng lên của cơ thể. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên và dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh này được điều trị bằng cách dùng thuốc làm tăng độ nhạy của tế bào với insulin, thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và cả thuốc tiêm insulin. Duy trì trọng lượng ổn định và tập thể dục thường xuyên làm tăng độ nhạy của tế bào với insulin.

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch “hiểu lầm” tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy là “kẻ xâm lược” và tiêu diệt chúng. Kết quả là tuyến tụy không thể sản xuất insulin được nữa và gây bệnh. Người bệnh đái tháo đường type 1 phải tiêm insulin hàng ngày.

Cùng với sự tiến bộ của nền y khoa, ngày càng nhiều phương pháp mới để điều trị cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết