Tổn thương thần kinh do đái tháo đường

Bệnh lý thần kinh ngoại biên đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm gì?

Phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường

“Kế hoạch hóa” bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết

Đường huyết ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ?

Dưới đây là các dạng tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra:

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Đái tháo đường khiến cho bệnh nhân bị các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, là biến chứng thường gặp nhất. Đái tháo đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh giác quan của tay, chân, cẳng tay, cẳng chân. Dấu hiệu mà người bệnh dễ dàng cảm nhận thấy là tê bì tay chân, có cảm giác lạnh lẽo, yếu ớt hoặc nóng rát, ngứa ran lên như bị kim châm ở hai tay, hai chân.

Đối với những bệnh nhân nặng hơn, họ sẽ có cảm giác cực kỳ đau đớn cho dù chỉ chạm nhẹ vào phần bị tổn thương. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn vào ban đêm khiến cho bệnh nhân cảm giác khó ngủ vì đau đớn. Thông thường, bệnh nhân bị đau cả hai bên cơ thể nhưng cũng có một số ít bệnh nhân chỉ bị đau ở một bên.

Một số dấu hiệu khác của tổn thương thần kinh ngoại biên mà bệnh nhân có thể tự phát hiện được như hai bàn chân bị sưng lên, mất thăng bằng khi đi lại, bị dị dạng ở ngón chân hoặc bàn chân, các vết thương hở không lành trên chân.

Bệnh lý thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật, hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ, chịu trách nhiệm hoạt động của các cơ quan nội tạng, các hệ thống khác trong cơ thể mà không phụ thuộc vào ý thức.

Quản lý tốt bệnh đái tháo đường giúp ngăn ngừa các biến chứng thần kinh nguy hiểm

Hệ tiêu hóa, tổn thương dây thần kinh dạ dày, ruột và các bộ phận khác làm cho bệnh nhân khó nuốt được thực phẩm, là nguyên nhân gây đau dạ dày, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, các tổn thương này còn làm cho lượng đường trong máu không được kiểm soát, khiến bệnh đái tháo đường càng trở nên nặng nề hơn.

Khi bệnh nhân bị biến chứng thần kinh tiêu hóa, các bác sỹ sẽ khuyên họ nên ăn những bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, tránh các thực phẩm giàu chất béo và ăn ít chất xơ hơn.

Hệ sinh dục, tổn thương thần kinh sinh dục là nguyên nhân chính của tình trạng rối loạn cương dương hoặc liệt dương ở nam giới bị mắc bệnh đái tháo đường lâu năm. Với những bệnh nhân nữ, suy giảm chức năng tình dục và khô âm đạo dễ mắc khi họ bị bệnh đái tháo đường.

Bàng quang, các dây thần kinh trong bàng quang không hoạt động đúng chức năng của nó làm bệnh nhân không nhận biết được lúc nào mình muốn đi tiểu và nhiễm trùng bàng quang, tiểu són, đái dầm là điều thường gặp.

Tuyến mồ hôi, bệnh nhân bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hoặc trong lúc ăn do suy giảm thần kinh phụ trách tuyến mồ hôi này.

Mắt, bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ bị tổn thương các dây thần kinh trong mắt khiến họ chậm phản ứng với những thay đổi về ánh sáng như sợ ánh sáng, tốn nhiều thời gian để điều tiết mắt khi muốn nhìn rõ một vật nào đó.

Nhịp tim và huyết áp sẽ không thể thay đổi kịp với sự thay đổi của cơ thể người bệnh. Bệnh nhân thường xuyên khó thở, luôn mệt mỏi, thậm chí là ngất đi.

Cảm nhận “tụt đường huyết” sẽ xảy ra khi các dây thần kinh cảm nhận không còn hoạt động hoặc hoạt động yếu ớt. Bệnh nhân dễ bị tụt đường huyết mà không biết và phải được cấp cứu kịp thời.

Bệnh lý thần kinh khác

Các dạng khác của bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do đái tháo đường là tổn thương xương và khớp chân. Bệnh nhân không cảm giác được mình bị đau đớn, không cảm nhận được đôi chân của mình ở đâu.

Bệnh nhân đái tháo đường còn có thể mắc liệt Bell (liệt nửa mặt), ảo giác thị giác hoặc đau ở sâu bên trong hốc mắt.

Tuệ Nhi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh