Bênh lý tim mạch là "thủ phạm" gây tử vong hàng đầu ở người lớn

Bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm

Đột quỵ não và đau tim: Mối liên quan chặt chẽ

Người bị bệnh tim mạch có nên đi máy bay không?

Ăn cay: Phòng tim mạch, ngừa ung thư

Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch Mỹ, cứ 2 giây thì sẽ có một người chết do bệnh tim mạch, cứ 4 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim, 5 giây có một người bị tai biến mạch máu não và cứ 3 người tử vong thì có một người mắc bệnh Tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch nhiều hơn gấp 6 lần tổng số người tử vong do 3 loại bệnh là HIV/AIDS, sốt rét và lao.

Tại Việt Nam, các bệnh mạn tính không lây chiếm 66% tổng số các mặt bệnh tật và 72% tổng số tử vong, trong đó tử vong do các bệnh lý tim mạch chiếm 30%. Điều đáng báo động là tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu là do không được can thiệp kịp thời.

Đơn cử là bệnh nhồi máu cơ tim, cách đây 30 năm, đây là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng ngày nay, bệnh này đã trở nên phổ biến, là bệnh lý gặp hàng ngày trong mọi bệnh viện trên toàn quốc. Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người.

Chính vì thực trạng đáng báo động này, tim mạch can thiệp đang và sẽ là chuyên ngành mũi nhọn trong ngành tim mạch học Việt Nam và là chính sách y tế công cộng cần được chú trọng trong thời gian tới. Ban đầu từ một chuyên ngành chỉ là thông tin chẩn đoán, nhưng nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, 20 năm qua, tim mạch can thiệp đã trở thành một chuyên ngành kỹ thuật cao ở nước ta.

Đến nay, nhiều kỹ thuật hiện đại khác đã được thực hiện thành công như: Bít lỗ thông liên thất, can thiệp thân chung động mạch vành, phẫu thuật cầu nối chủ vành, can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành, điều trị rối loạn nhịp bằng 3D và can thiệp động mạch ngoại biên...

Để không trở thành nạn nhân của bệnh tim mạch, mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đó có nhiều chỉ số cơ thể không thể bỏ qua như: Huyết áp, cân nặng. Nên kiểm tra ít nhất 2 năm một lần chỉ số khối cơ thể BMI và vòng eo, kế đến là chỉ số cholesterol cứ 5 năm cần kiểm tra và thực hiện thường xuyên hơn khi đến 45 tuổi đối với nam giới và 50 tuổi đối với phụ nữ. Cùng với đó, nên xét nghiệm đường huyết 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột... Tích cực giảm cân nên béo phì và tránh xa bia rượu thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại sản phẩm thực phẩm chức năng phòng ngừa bệnh lý tim mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ thông tin về các sản phẩm, đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch