Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch

Dầu olive chứa chất béo không bão hòa tăng cường sức khỏe trái tim

Cá nào tốt nhất cho người bệnh tim?

Chocolate: Giải pháp ngọt ngào để phòng bệnh tim mạch

TPCN Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim

Những dưỡng chất tốt nhất cho tim mạch

Nhóm chất béo không tốt cho người bệnh tim mạch

Sự thật là có nhiều loại chất béo khác nhau và mỗi chất béo có chứa một lượng acid béo khác nhau. Số lượng acid béo được tìm thấy trong thực phẩm sẽ có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cơ thể bạn. Có hai loại chất béo chính có hại cho tim mạch của bạn đó là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo trans.

Chất béo bão hòa có hại cho tim mạch

Chất béo bão hòa chủ yếu đến từ các nguồn thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa béo. Nó có thể làm tăng cholesterol xấu dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trên thành động mạch gây nguy cơ bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim... và bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chất béo có trong mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90% là acid bão hòa, nó gây ức chế tác dụng kháng viêm của cholesterol tốt (HDL-c) và làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL-c)

Lòng đỏ trứng gà, vịt, sữa bò, sữa dê, thịt đỏ chứa khá nhiều cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17gr chứa tới 220mg cholesterol và là các acid bão hòa. Các nghiên cứu cho biết các loại thực phẩm bao gồm thịt, lòng đỏ trứng gà có thể là yếu tố gây nguy cơ xơ vữa động mạch, gây bất lợi cho tim mạch.

Dầu đậu nành bổ sung chất béo có lợi cho tim mạch

Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu gây tổn thương trái tim

Chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hóa, thường có trong, thực phẩm chiên, nướng, bánh quy, bánh pizza.... Phần lớn các chất béo trans được làm từ các loại dầu ăn thông qua một phương pháp chế biến thực phẩm được gọi là hydro hóa (chất béo trans nhân tạo). Một số chất béo trans có trong tự nhiên với số lượng nhỏ và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như mỡ bò, mỡ lợn, bơ, mỡ và bơ thực vật. Chất béo trans có thể làm tăng cholesterol xấu dẫn đến các nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nhóm chất béo lành mạnh cho người bệnh tim mạch

Nhiều người bị bệnh tim luôn cố gắng loại bỏ các chất béo trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, điều này khiến họ bỏ lỡ rất nhiều loại thực phẩm có ích cho sức khỏe tim mạch. Thực chất, có một loại chất béo giúp cải thiện mức độ cholesterol trong máu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là chất béo không bão hòa. Loại chất béo này được tìm thấy trong dầu olive, dầu hạt cải, dầu ngô, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, các loại cá giàu acid béo omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích; Các nguồn thực vật của các acid béo omega-3 bao gồm hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, óc chó, hướng dương và các loại hạt.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, một chế độ ăn chứa chất béo không bão hòa giúp giảm huyết áp, tăng HDL, và giảm nguy cơ tim mạch đáng kể. Acid béo omega-3 có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đông máu, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim; Giảm hơn 35% nguy cơ bệnh tim và 50% nguy cơ đột tử do đau tim.

Có thể nói, hầu hết các loại thực phẩm đều chứa các chất béo. Và thực tế, một số chất béo mang lại lợi ích quý báu tới sức khỏe trái tim. Điều quan trọng bạn đã biết cách lựa chọn nguồn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và sử dụng chúng một cách chừng mực, phù hợp với sức khỏe cơ thể. Bạn nên thay thế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, cắt giảm nguồn thực phẩm có chứa chất béo trans.

Các loại thực phẩm nên ăn là: Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu olive, dầu quì (hướng dương), dầu ngô (bắp), dầu đậu nành, dầu vừng (mè), ngũ cốc, các loại hạt, thịt gia cầm, các loại cá, trái cây, rau, củ, quả...

Các loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng như: Mỡ động vật như mỡ cừu, mỡ bò, mỡ lợn, dầu dừa, dầu cọ, bánh quy giòn, bánh nướng xốp, bánh nướng và bánh ngọt, nước ngọt, thịt đỏ...

Mặt khác, khi lựa chọn thực phẩm bạn cũng nên theo dõi bảng thông tin dinh dưỡng để xem thành phần chất béo trans có trong nguồn thực phẩm và không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần để giảm thiểu mỡ trans có trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Thu Hương H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch