- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Vẩy nến từng bị coi là một dạng "trời đày", "Chúa phạt"
Vẩy nến đã “tàn phá” sự tự tin của người bệnh như thế nào?
Bị vẩy nến có thể dẫn đến ung thư
Vẩy nến thể móng và phương pháp điều trị
Vẩy nến có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?
Tên gọi “psoriasis” (bệnh vẩy nến) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, ghép bởi từ “psora” (một loại “ghẻ” và “sis” (tình trạng). Bệnh vẩy nến đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Người bị vẩy nến từng được cho là bị trừng phạt vì tội lỗi của họ. Hiện nay, vẫn có nhiều người cho rằng bị vẩy nến là một hình thức “trời đày”, “Chúa phạt”...
Bệnh vẩy nến đã từng được coi là một bệnh truyền nhiễm, khiến những người bị bệnh phải chịu sự kỳ thị của xã hội. Mãi tới thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu mới phân loại được bệnh vẩy nến khác với bệnh phong và chỉ tới thế kỷ XX, họ mới phát hiện được vẩy nến là một bệnh tự miễn.
Trong quá khứ, nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khá khủng khiếp như sử dụng phân chó mèo, hành tây trộn với muối và nước tiểu, tinh dịch, dầu ngỗng và các thành phần độc hại như asen, nitrat và thủy ngân... để bôi lên da.
Trên thực tế, việc thấu hiểu bản chất của căn bệnh này đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị. Dưới đây là những sự thật ít người biết về bệnh vẩy nến.
1. Bệnh vẩy nến không chỉ là dấu hiệu ngoài da
Vẩy nến thường biểu hiện bởi những nốt/mảng da sần sùi phủ vẩy bạc... Nhiều người có thể lầm tưởng rằng vẩy nến xảy ra do chế độ dinh dưỡng hoặc vệ sinh chưa tốt. Tuy nhiên, thực tế tình trạng này xảy ra là do hệ miễn dịch bị rối loạn hoạt động. Các vết vẩy trên da được hình thành do tế bào sinh ra và tự thay thế quá nhanh gây viêm, ngứa và đau.
Tay của một bệnh nhân vẩy nến
2. Viêm khớp vẩy nến gắn liền với bệnh vẩy nến
Trung bình, cứ 5 người bị vẩy nến thì trong vòng 10 năm, một trong số họ sẽ bị viêm khớp vẩy nến.
3. Triệu chứng của vẩy nến có thể bùng phát nếu bị tác động
Những triệu chứng của vẩy nến có thể xuất hiện hoặc biến mất. Chúng thường bùng phát do tổn thương trên da (vết cắt, trầy, cháy nắng, vết cắn của côn trùng, hình xăm...), hút thuốc lá, uống nhiều rượu, căng thẳng, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố, một số loại thuốc...
4. Chưa có biện pháp chữa trị triệt để vẩy nến
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra biện pháp chữa trị triệt để bệnh vẩy nến. Những phương pháp hiện tại chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, một xu hướng đang được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để đối mặt với các rắc rối từ vẩy nến là sử dụng kem bôi nguồn gốc thiên nhiên. Với thành phần chính chứa chitosan (tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua…), phối hợp với một số thảo dược khác như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… kem này có tác dụng tẩy sạch các tế bào chết, giảm viêm ngứa, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị vẩy nến và ngăn chặn bệnh tái phát.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân vẩy nến là duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh xa thuốc lá, rượu, bia, giảm căng thẳng, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao... đồng thời duy trì sử dụng kem bôi dược liệu mỗi ngày.
Hoài Thương H+
Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.
Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy da mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy da và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 069/14/QCMP-HN
*Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn