BHYT gia đình: Cải tiến hay… “cải lùi”

BHYT gia đình: Cải tiến hay… “cải lùi”

BHYT đang "phân biệt đối xử" y tế tư nhân

Trao hơn 10.000 thẻ BHYT cho các hộ cận nghèo ở Tây Nguyên

BHYT 2015: Người dân được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Xác minh thông tin Bệnh viện K trục lợi BHYT từ giá thuốc

Những năm trước, người dân chỉ cần mang Chứng minh thư nhân dân và tiền đi mua BHYT là được đại diện BHYT tại xã, phường, thị trấn bán. Nhưng sang năm 2015, thủ tục “lằng nhằng” hơn rất nhiều.

Để “sở hữu” một thẻ BHYT cho cá nhân mình, ở nhiều địa phương, người dân được yêu cầu phải bổ sung thêm photo sổ Hộ khẩu và BHYT của các cá nhân đã có trong gia đình.

Rắc rối xảy ra với những gia đình có thành viên chưa muốn mua BHYT. Thậm chí có những trường hợp khó xử là người đi làm chưa được cơ quan cấp thẻ BHYT; những người tạm đi vắng… thì các thành viên còn lại của gia đinh chẳng biết làm thế nào mà mua được thẻ BHYT.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết cơ quan này sẽ bán cho trường hợp có bệnh mạn tính, đã mua thẻ BHYT trong năm 2014 để bảo đảm quá trình điều trị. Tuy nhiên, thời hạn của thẻ chỉ trong vòng 3-6 tháng để trong khoảng thời gian này, các cá nhân có thể tìm hiểu chính sách và vận động thành viên trong gia đình có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Nhưng không nhẽ bệnh mạn tính chỉ kéo dài 3 - 6 tháng? Đương nhiên đã gọi là mạn tính thì làm gì có chuyện chỉ có bệnh 3 - 6 tháng!

Vẫn biết, quy định BHYT hộ gia đình là để cộng đồng có trách nhiệm với người bệnh khi ốm đau thì chính những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm tham gia BHYT. Đây là loại hình lúc khỏe mua thẻ để tích lũy cho lúc ốm.

Và cũng không loại trừ một thực tế là nhiều người dân Việt Nam đều lựa chọn là đến khi có bệnh nặng mới đi mua thẻ BHYT. Người viết từng chứng kiến nhiều chị em có kế hoạch sinh con trong năm tới “vận động” nhau đi mua BHYT tự nguyện để đỡ… tốn tiền.

Nhưng không lẽ vì thế mà “bắt” toàn bộ mọi thành viên trong gia đình phải tham gia BHYT? Không lẽ vì thế mà vì một lý do gì đó (có thể là khách quan) mà một hay vài thành viên gia đình thì những người còn lại trong gia đình có nguy cơ không được mua thẻ hoặc bị thu hồi lại thẻ?

Chúng ta đang hướng đến BHYT toàn dân để mọi người dân đều có thể được hồ trợ khi đau ốm.  Nhưng thay vì dùng biện pháp “ép buộc” thì cơ quan quản lý nên nghĩ đến biện pháp “tuyền truyền, vận động” sự tự nguyện thì hơn!

Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng