Bị đái tháo đường có gây ngứa da?

Ngứa do bệnh đái tháo đường thường là do nồng độ glucose trong máu cao, làm tổn thương các sợi dây thần kinh

Ăn sáng giúp giảm cân và ngăn ngừa đái tháo đường type 2

Vitamin D có thể ngăn ngừa đái tháo đường type1

Ngứa da vào mùa Thu và mùa Đông phải làm sao?

Đừng coi thường khi bị ngứa da, nổi mẩn, phát ban!

Làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?

Phát hiện hợp chất mới trong cà phê có thể ngăn ngừa đái tháo đường

Có nhiều lý do khiến người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị ngứa nhiều hơn người khác. Thông thường, nguyên nhân gây ngứa ở bệnh đái tháo đường là bệnh đa thần kinh đái tháo đường, hoặc bệnh lý thần kinh ngoại vi. Tình trạng này xảy ra khi nồng độ glucose trong máu cao, làm tổn thương sợi dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân và bàn tay.

Trước khi gây tổn thương các dây thần kinh, cơ thể sẽ có mức cytokine (tập hợp rất nhiều các protein và peptit hòa tan) cao. Đây là các chất gây viêm có thể dẫn đến ngứa da ở người bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh đái tháo đường có thể gặp các rối loạn liên quan bao gồm: Suy thận hoặc gan. Những điều này cũng có thể gây ngứa.

Người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị ngứa da có thể liên quan đến một loại thuốc mới họ đang dùng. Trong trường hợp này, họ không nên ngừng sử dụng thuốc, cho đến khi bác sĩ xác nhận rằng thuốc gây nên dị ứng. Bác sĩ kê toa thuốc khác thay thế cho bạn. 

Một lý do khác có thể gây ngứa da gồm: Eczema, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (hidradenitis suppurativa), bệnh vảy nến, cháy nắng. Đôi khi khô, ngứa da có thể do sử dụng các sản phẩm da gây khó chịu cho da như: Nước hoa, xà phòng. Một số người cũng có thể là do da khô hoặc nhạy cảm, đặc biệt là vào mùa Đông.

Da khô, bị kích thích, hoặc ngứa dễ gây nhiễm trùng da. Hiện, có rất nhiều phương pháp điều trị, giúp giảm ngứa. Khi không bị ngứa da, người bệnh đái tháo đường sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể tránh được các biến chứng ngoài da khác có thể xảy ra.

Triệu chứng

Các triệu chứng liên quan đến ngứa ở bệnh đái tháo đường thay đổi và phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu một người có bệnh lý thần kinh ngoại vi, họ có nhiều khả năng bị ngứa ran ở bàn chân, bàn tay. Ngứa gây cho người bệnh đái tháo đường cảm thấy khó chịu và gãi, gây trầy xước da. Ngứa khiến họ ngủ không ngon và hay thức dậy vào ban đêm... Vì thế, trị ngứa do đái tháo đường có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Làm thế nào để giảm ngứa da khi mắc đái tháo đường?

Nên tránh tắm nước rất nóng để tránh khô da, gây ngứa.

Người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng chăm sóc da để duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa ngứa bằng cách: Quản lý tốt bệnh đái tháo đường, không để mức đường trong máu tăng quá cao. 

Sử dụng kem dưỡng da, nhưng không nên thoa kem vào giữa các kẽ ngón chân, vì cùng với độ ẩm, có thể thu hút nấm gây hại cho da. Lý tưởng nhất là bạn nên sử dụng loại kem dưỡng da không có mùi, hoặc "giảm dị ứng". Trên thị trường hiện có bán một số loại kem dưỡng ẩm dành cho người mắc bệnh đái tháo đường. 

Ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng ngứa da. 

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên khoảng 2 tuần mà không cải thiện được tình trạng ngứa trên da có thể báo hiệu sự tổn thương các dây thần kinh tiềm ẩn. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể kê đơn thuốc điều trị, hoặc đề nghị bạn thay đổi thói quen quản lý bệnh đái tháo đường. 

Thịnh Nguyễn H+ (Theo MedicalNewstuday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết