- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Ngứa trong thai kỳ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và lo lắng
Những bài tập thể dục tốt và an toàn cho bà bầu
Mẹ bầu bị tăng đường huyết: Con dễ bị dị tật tim
Vai trò của vitamin C đối với bà bầu
Bà bầu ăn cam có lợi như thế nào?
Ngứa trong thai kỳ có phải là hiện tượng bình thường?
Ngứa da ở bụng, vú, lòng bàn tay và bàn chân là hiện tượng mà nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt là từ tháng thứ 4 trở đi. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do sự thay đổi về hormone trong cơ thể mẹ và do bị căng, giãn ra cùng với sự phát triển của thai nhi.
Ngứa trong thai kỳ có nguy hiểm?
Mặc dù, ngứa trong thai kỳ được cho là khá bình thường và không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa xảy ra nghiêm trọng hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như: Nổi ban đỏ, bong tróc da,... thì tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra, bởi đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
1. Nổi mề đay và mẩn ngứa
Nổi mề đay, mẩn ngứa trong thời kỳ mang thai (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy - PUPPP) là một tình trạng đặc trưng gây ra ngứa da ở bụng và các mảng phát ban lớn. Thống kê cho thấy, có tới gần 1% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, chúng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc trong 5 tuần cuối của thai kỳ. Ngoài ra, một số ít trường hợp còn có thể thấy xuất hiện sau khi sinh. Các chuyên gia y tế nói rằng, nguyên nhân gây ra PUPPP vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên những người mang thai lần đầu và mang đa thai có thể có các triệu chứng nặng hơn.
Để điều trị PUPPP, bác sỹ có thể sẽ phải kê một số loại thuốc mỡ bôi tại chỗ và sử dụng các loại thuốc kháng histamin hoặc steroid đường uống.
2. Bệnh chàm
Bệnh chàm cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ngứa trong thai kỳ. Biểu hiện đầu tiên của bệnh thường gây ngứa ngáy, vùng da bị ảnh hưởng dày cộm lên hoặc nổi vảy... và các vết này chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, cổ tay, bàn tay, bàn chân, sau đồi gối và có thể lan ra toàn thân trong một số trường hợp nặng.
Việc điều trị bệnh chàm trong thai kỳ cũng tương tự như đối với PUPPP, bạn sẽ phải dùng thuốc mỡ để điều trị tại chỗ và các loại thuốc kháng histamin, steoid đường uống giúp làm giảm sự kích ứng của da trong các trường hợp nặng. Tuy nhiên, bệnh có thể sẽ tái phát trong lần mang thai tiếp theo.
3. Đái tháo đường thai kỳ
Ngứa gây ra do đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng da tương đối nguy hiểm, các vết ngứa có thể phát triển và biến thành các vết loét lớn, với các biểu hiện gần giống như bệnh do virus gây ra. Ngứa do đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí có thể kéo dài đến khoảng 2 tuần sau khi sinh. Bệnh thường bắt đầu với biểu hiện ngứa ở vùng rốn, sau đó lan dần tới các vùng khác như thân, cánh tay, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Ngứa do đái tháo đường thai kỳ được cho là bệnh nguy hiểm hơn so với PUPPP, nó làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi và thậm chí có thể gây ra tình trạng thai chết lưu. Sử dụng các loại thuốc steroid theo toa là biện pháp để làm giảm triệu chứng của bệnh này.
4. Hội chứng Impetigo herpetiformis
Hội chứng Impetigo herpetiformis là một tình trạng nhiễm trùng da tương tự như bệnh vẩy nến trong thai kỳ, nhưng không phải do virus herpes gây ra. Bệnh thường phát triển trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba với các triệu chứng điển hình như: Da mẩn đỏ, sưng, có mủ và dần dần tiến triển thành các mụn nhỏ màu nâu... ở vùng bắp đùi, háng, bụng, nách, dưới ngực và một số vùng khác...
Để điều trị chứng Impetigo herpetiformis, bác sỹ có thể yêu sử dụng thuốc corticosteroid toàn thân và bệnh nhân sẽ cần được theo dõi thường xuyên.
Bình luận của bạn