- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Rối loạn nội tiết tố có thể gây đau vú, đau ngực
Dùng hormone thay thế gây tức ngực, đau vú?
Đau “gò bồng đảo” - Khi nào cần gặp bác sỹ?
Đau, ngứa núm vú ở phụ nữ, nguyên nhân do đâu?
Đau ngực: Đừng nghĩ chỉ là do đau tim!
Đau vú (đau ngực) là gì?
Đau vú là khi người phụ nữ cảm thấy bầu ngực đau, có thể đau nhức, bỏng rát, sưng tấy. Một số phụ nữ bị đau vú thường xuyên, trong khi những người khác thì thỉnh thoảng mới đau.
Đau vú có thể cực kỳ khó chịu, nhất là khi phải mặc áo ngực hay áo ngực sai kích cỡ.
Tại sao mất cân bằng hormone lại dẫn đến đau vú?
Đau vú có nguyên nhân do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, được gọi là đau vú theo chu kỳ. Trong thời gian mãn kinh, có thể chị em sẽ bị đau vú thường xuyên hơn. Bởi, trong thời kỳ này, việc sản xuất hormone estrogen và progesterone bị gián đoạn, sự biến động về nồng độ hormone sẽ gây đau vú.
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hormone ảnh hưởng đến kích cỡ bầu ngực. Mức độ estrogen tăng lên và progesterone giảm, có nghĩa là bầu ngực của người phụ nữ có thể lớn hơn một chút.
Trong thời kỳ mãn kinh, bầu ngực dễ bị đau vì mức estrogen và progesterone liên tục tăng và giảm, làm thay đổi chu trình bình thường. Nếu lượng progesterone cao hơn, bạn có thể sẽ cảm thấy đau ngực.
Ngoài rối loạn nội tiết, có nguyên nhân nào gây đau vú không?
Đau vú, đau ngực cũng có thể không do mất cân bằng hormone mà do những nguyên nhân khác, như:
- U nang;
- Chấn thương ngực;
- Ngực to và nặng;
- Stress;
- Uống nhiều rượu bia;
- Uống thuốc tránh thai;
- Dùng thuốc chống trầm cảm;
- Bị viêm vú;
- Dùng hormone thay thế HRT;
- Dùng thuốc cholesterol hoặc thuốc điều trị bệnh tim mạch.
Nếu bạn bị đau vú dai dẳng, thường xuyên, bạn nên đi khám để được kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
An An H+ (Theo 34-menopause-symptoms)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết tố, cân bằng nội tiết, giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh
Bình luận của bạn