Đau, ngứa núm vú ở phụ nữ, nguyên nhân do đâu?

Sự tăng lên của hormone estrogen và progesterone thai kỳ cung gây nên hiện tượng đau vú

Bà bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Viêm da đầu tiết bã gây ngứa ngáy, khó chịu phải làm sao?

Viêm da đầu tiết bã gây ngứa ngáy, khó chịu phải làm sao?

5 điều đơn giản mẹ có thể làm giúp con không bị bệnh eczema

Nên làm gì khi bị viêm da cơ địa để bệnh không nặng lên?

Đau do mang thai

Phụ nữ mang thai thường hay đau vú. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tăng lên của hormone estrogen và progesterone thai kỳ. Thông thường, đến tháng thứ 4 của thai kỳ, triệu chứng này sẽ bớt khó chịu hơn.

Để giảm bớt đau đớn, bà bầu nên chọn những loại áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai và nên mặc cả lúc đi ngủ. Cùng với đó, bạn cần tránh để ngực bị va chạm mạnh.

Ngứa núm vú do mang thai

Ngoài việc thay đổi hormone, kích cỡ vú của phụ nữ mang thai cũng to lên và tăng lưu lượng máu có thể dẫn tới ngứa núm vú ở một số phụ nữ. Nếu bạn bị ngứa vú, núm vú khi mang thai, bạn có thể dùng kem không chứa hóa chất như: vitamin E, bơ, ca cao để giữ ẩm vùng da đó. Cụ thể, bạn hãy thoa kem vào núm vú, vùng quanh vú bị ngứa sau khi tắm, hoặc thoa vào buổi sáng và buổi tối.

Ngoài ra, nếu bạn thường sử dụng sữa tắm thì hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để ngăn ngừa các chất hóa học có trong sữa tắm có thể gây hại cho da.

Viêm da

Có một số nguyên nhân gây viêm da đầu vú, hoặc viêm da. Bao gồm eczema và kích ứng, viêm da dị ứng.

Eczema là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ cho con bú, đặc biệt là những người trước đây đã bị ảnh hưởng bởi viêm da dị ứng. Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính. Bệnh eczema không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô và căng da rất khó chịu. Bệnh thường xuyên tái phát.

Ngoài ra, một số loại bệnh chàm có thể gây ra các hiện tượng trên, bởi sự kích thích do ma sát do mặc quần áo quá chật; nguồn nước, xà phòng và các chất tẩy rửa.

Nếu bệnh bị nặng, gây đau đớn, bạn nên điều trị bằng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm

Đôi khi, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm nấm ở vú, thường do nấm Candida albicans gây ra. Tuy nhiên, một số phụ nữ đang thời kỳ cho con bú có sử dụng kháng sinh cũng dễ gây ngứa núm vú.

Nếu bé bị nấm miệng cũng có thể lây sang vú của mẹ. Nấm khiến bạn luôn thấy ngứa, đau nhức và thậm chí nổi mẩn.

Khi đi khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn loại kháng sinh phù hợp để điều trị đồng thời cả núm vú của bạn và miệng của bé. Nếu bạn không điều trị đồng thời cả hai, thời gian điều trị sẽ dài và không thể diệt trừ tận gốc căn bệnh.

Để điều trị bệnh nấm, bạn hãy sử dụng kem chống nấm và uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước nóng và xà phòng để giặt quần áo, khăn tắm, áo choàng, áo lót… Khử trùng tất cả các thiết bị hút sữa, núm vú giả trong nước sôi trong 5 phút. Lý tưởng nhất là thay thế chúng hàng tuần.

Thịnh Nguyễn H+ (Lược dịch theo MedicalNewstuday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu