Bị ngạnh cá trê đâm vào tay, người phụ nữ nguy kịch, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết
CDC Mỹ cảnh báo bùng phát nhiễm khuẩn salmonella do thức ăn thú cưng
5 dụng cụ nhà bếp nên thay thường xuyên hơn
Nhiễm vi khuẩn hiếm gặp khi chơi ở bùn đất bẩn, bé trai bị sốc nhiễm khuẩn nặng
Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc
Theo thông tin từ gia đình, nữ bệnh nhân làm nghề bán cá. Cách vào viện 7 ngày, bệnh nhân bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay. Một ngày sau, người bệnh lên cơn sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương ở mu bàn tay, đau nhiều, lan nhanh chóng lên vùng cánh cẳng bàn tay phải.
Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm theo dõi vibrio – theo dõi tiền sốc nhiễm khuẩn.
Bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh nặng, nguy cơ phải can thiệp xâm lấn với gia đình bệnh nhân. ThS.BS Trần Văn Bắc - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết: Bệnh nhân tuy chưa có kết quả cấy nhưng với bệnh cảnh lâm sàng phù hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Hiện chúng tôi đã cùng hội chẩn với các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống can thiệp tối thiểu cho bệnh nhân.
Vibrio vulnificus là loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”, do có thể xâm nhập vào vết thương hở, gây hoại tử. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương trầm trọng, bị hoại tử nặng, sốc nhiễm độc, phải cắt cụt chi…
Được biết, nữ bệnh nhân trên có tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm, uống thuốc nam thường xuyên. Những đối tượng có cơ địa suy giảm miễn dịch như: Xơ gan, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp… đặc biệt các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch; thuốc nam không rõ nguồn gốc rất dễ bị nhiễm trùng các chủng vi khuẩn từ nước như Vibrio vulnificus. Trực khuẩn này gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng, tiến triển đi vào sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng.
BS. Bắc khuyến cáo, người suy giảm miễn dịch khi uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, quản lý bệnh nền tốt để phòng tránh tình trạng rối loạn miễn dịch, ức chế miễn dịch nặng hơn. Nếu có vết thương phải xử lý đúng cách.
Những người làm nghề tiếp xúc với cá, chăm sóc động vật... tiếp xúc với môi trường nước phải đeo găng tay dày để tránh xây xước lây nhiễm vi khuẩn vào. Khi bị xây xước thì không nên chủ quan, phải sát khuẩn ngay. Khi có biểu hiện bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn