5 bí quyết bảo vệ sức khỏe khi sử dụng rượu bia

Làm thế nào để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán?

Biện pháp giảm đỏ mặt khi uống rượu, bia

9 địa điểm nếu uống rượu, bia sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng

Uống rượu bia ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Cách uống rượu, bia làm sao cho an toàn trong những ngày Tết

Hiểu rõ tửu lượng và giới hạn của bản thân

Tửu lượng của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cân nặng, giới tính, cảm xúc… Tuy nhiên, cơ thể mỗi người có khả năng dung nạp lượng rượu bia nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng an toàn đó, các cơ quan trong cơ thể đều phải làm việc nhiều hơn bình thường, bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

 

1 đơn vị cồn tương đương 10gr cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

1 đơn vị cồn tiêu chuẩn chứa khoảng 10gr ethanol, tức lượng ethanol cơ thể có thể chuyển hóa được trong 1 giờ. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh không nên uống quá 10 đơn vị cồn/tuần (không quá 4 đơn vị/ngày). Người mắc các bệnh lý nền càng cần thận trọng hơn với lượng rượu bia nạp vào cơ thể trong ngày Tết.

Ăn trước và trong khi uống

Uống rượu bia khi bụng đói, cồn sẽ được chuyển hóa và đi vào máu nhanh hơn. Thói quen này dễ gây kích ứng dạ dày, làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa và khiến bạn nhanh say hơn. Để hạn chế tác dụng của cồn với cơ thể, bạn nên ăn nhẹ trước khi uống với thực phẩm giàu tinh bột và protein.

Uống chậm

Dành thời gian trò chuyện với mọi người để không uống rượu, bia quá nhanh

Dành thời gian trò chuyện với mọi người để không uống rượu, bia quá nhanh

Bạn uống rượu càng nhanh thì nồng độ cồn trong máu càng cao, làm tăng nguy cơ say xỉn, nghiêm trọng hơn là ngộ độc rượu. Cố gắng hạn chế lượng rượu nạp vào trên bàn tiệc, thay vào đó, bạn nên uống thêm nước lọc, soup hay nước canh để giảm nồng độ cồn. Không kết hợp rượu với nước ngọt, nước tăng lực.

Uống có trách nhiệm

Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông thường tăng cao vào dịp lễ Tết, nguyên nhân lớn đến từ hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Nếu đã uống rượu bia, bạn tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông, hay vận hành máy móc. Bạn cũng cần tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động ở nơi nguy hiểm, không an toàn do nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương... để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Học cách nói lời từ chối

Hãy từ chối uống rượu bia khi cần thiết, không vì cả nể mà bất chấp các nguy cơ sức khỏe. Người chưa đủ tuổi, người đang mang thai hoặc lên kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn.

Người đang sử dụng thuốc điều trị hoặc mắc các vấn đề tâm lý (trầm cảm) cũng nên tránh xa rượu bia. Đồ uống có cồn có thể làm giảm tác dụng của thuốc, hoặc làm trầm trọng thêm các phản ứng phụ có thể xảy ra.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp