Tầm quan trọng của acid folic với phụ nữ mang thai

Acid folic cần thiết cho sức khỏe phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi

8 hiểu lầm “tai hại” về “chuyện ấy” khi mang thai

Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của chị em

Những điều phụ nữ mang thai cần biết khi tiêm vaccine COVID-19

Mẹ bầu nên tập thể dục thế nào cho tốt?

Acid folic cần thiết với bà bầu như thế nào?

Acid folic là dạng tổng hợp của folate (vitamin B9) - vitamin có trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc và thịt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây là vi chất có vài trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, acid folic tham gia vào quá trình hình thành ống thần kinh (sau này phát triển thành cột sống và não bộ của trẻ). Bổ sung đủ acid folic cho cơ thể mẹ sẽ giúp giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các dị tật bẩm sinh về ống thần kinh còn liên quan tới nguy cơ sảy thai, thai lưu cũng như nhiều khuyết tật ở trẻ nhỏ.

Quá trình phát triển ống thần kinh ở trẻ diễn ra khá sớm, đôi khi trước khi người mẹ phát hiện ra mình mang thai. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ trong tuổi sinh sản, hoặc đang lên kế hoạch mang thai cần sớm bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sỹ.

bà bầu thiếu acid folic quá nhiều có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, thai nhi có dị tật bẩm sinh

Bà bầu thiếu acid folic quá nhiều có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, thai nhi có dị tật bẩm sinh

Acid folic còn hỗ trợ sự phát triển, phân chia của tế bào, đặc biệt là hồng cầu. Vì thế, bổ sung acid folic còn đem lại lợi ích với các sản phụ sau sinh và trong quá trình cho con bú.

Nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai

Mặc dù acid folic quan trọng bà bầu, việc bổ sung quá liều acid folic lại có hại cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống hoặc làm cho khối u phát triển nhanh hơn.

 

Acid folic và folate có khả năng hấp thụ khác nhau. Theo CDC Mỹ, tỷ lệ này là 1mcg acid folic tương đương 1,67 mcg DFE (dietary folate equivalents).

Tùy theo thể trạng của bà bầu, bác sỹ sẽ kê đơn, chỉ định liều lượng acid folic phù hợp hằng ngày. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, phụ nữ đang mang thai nên bổ sung 600mcg folate (tương đương 400mcg acid folic) mỗi ngày. Nếu có kế hoạch mang thai, chị em nên sớm bổ sung 400mcg folate (tương đương 240mcg acid folic) mỗi ngày.

Trường hợp gia đình bạn có tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, hãy thăm khám sản khoa kỹ càng trước khi có dự định mang thai. Bác sỹ có thể chỉ định những trường hợp này bổ sung 4.000 mcg acid folic mỗi ngày.

Bà bầu có thể bổ sung acid folic qua những nguồn thực phẩm nào?

Thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sỹ trong quá trình mang thai

Sử dụng thực phẩm bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sỹ trong quá trình mang thai

Acid folic là dạng folate duy nhất được chứng minh đem lại lợi ích với bà bầu. Phụ nữ mang thai nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung có chứa ít nhất 400mcg acid folic (tương đương 667 mcg DFE).

Thời điểm thích hợp nhất để uống thực phẩm bổ sung acid folic là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không dùng chung cùng trà, cà phê, rượu.

Bổ sung acid folic có thể gây tác dụng phụ táo bón. Phụ nữ mang thai nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, vận động hợp lý để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.

Thực phẩm giàu folate

Bên cạnh thực phẩm bổ sung, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm giàu folate như: Gan bò, rau chân vịt, hạt họ đậu, gạo tẻ và ngũ cốc, rau họ cải, trứng…

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa