- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Trước khi bắt đầu hành trình mới, nên ăn các món nhẹ, chẳng hạn 1 quả táo
Chuẩn bị thuốc khi đi du lịch như thế nào?
8 thực phẩm không nên "động đũa" khi du lịch
Tác động của đái tháo đường lên từng bộ phận cơ thể (P1)
Vai trò của ăn chay trong điều trị đái tháo đường
1. Mang theo thuốc, dụng cụ đo đường huyết
Không chỉ quần áo, tiền bạc mà thuốc uống, thuốc insulin, ống tiêm, bộ dụng cụ đo đường huyết… nên là những ‘vật bất ly thân’ của người bệnh đái tháo đường. Bạn có thể thoải mái thăm thú các địa điểm du lịch nhưng không thể để đường huyết thoải mái tăng. Thuốc, dụng cụ đo đường huyết sẽ giúp bạn vui chơi an toàn.
2. Ăn nhẹ
Việc đi bộ, leo trèo, bơi lội… sẽ "ngốn" khá nhiều năng lượng của cơ thể. Vì thế, trước khi bắt đầu hành trình mới, nên ăn các món ăn nhẹ, chẳng hạn như 1 quả táo, 1 thanh năng lượng, 1 quả chuối, một ít nho khô hoặc pho mát và bánh quy giòn… Điều này giúp phòng ngừa đường huyết bị hạ đột ngột mà bạn lại đang ở nơi không có gì để ăn, có thể gây choáng, ngất, thậm chí đe dọa tính mạng.
3. Vượt qua "cửa ải" an ninh sân bay
Thuốc insulin, ống tiêm insulin, lưỡi chích máu (trong bộ dụng cụ đo đường huyết)… khó có thể vượt qua hàng rào an ninh sân bay. Trong trường hợp này, giấy chứng nhận của bác sỹ là chưa đủ. Vì vậy, bạn nên mang theo cả hộp thuốc insulin thay vì vài lọ, hộp phải được ghi nhãn rõ ràng. Ngoài ra, nếu sử dụng bộ cảm biến glucose, bạn cần vô hiệu quá nó trước khi vào sân bay vì tần số do thiết bị này phát ra có thể làm cản trở hệ thống dẫn đường của máy bay.
Thuốc insulin không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh, chỉ cần tránh nhiệt độ quá cao (hơn 30 độ C). Vì thế, bạn có thể mang theo bên mình khi ra ngoài, miễn là trời không quá nóng.
4. Kiểm soát các bữa ăn
Đồ ăn, thức uống ở các khu du lịch dù ngon và mới lạ đến đâu thì người bệnh đái tháo đường cũng không nên ăn quá nhiều. Đối với các bữa ăn tự phục vụ hoặc buffet, chỉ nên nếm thử mỗi món một ít, ăn thật chậm và duy trì lượng calorie bằng với những ngày bình thường.
Không nên ăn quá nhiều dù đồ ăn ngon và mới lạ đến đâu
Bên cạnh đó, đừng quên việc tập thể dục để tránh phải "ép cân" khó nhọc sau mỗi chuyến đi. Luôn đem theo nước hoa quả, bánh quy, trứng luộc... dùng để thay thế một bữa ăn không đúng giờ. Mang theo đường hấp thu nhanh cho những trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột với các biểu hiện căng thẳng, đổ mồ hôi, cáu kỉnh…
5. Đối phó với sự chênh lệch múi giờ
Đi du lịch đến các nước có múi giờ khác là trở ngại rất lớn đối với người bị đái tháo đường phải tiêm insulin (đái tháo đường type 1). Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để điều chỉnh liều insulin và lịch trình tiêm phù hợp. Khi đi qua các múi giờ khác nhau, cần giữ đồng hồ chỉ giờ ở thời điểm xuất phát: Tiêm thêm insulin nhanh và ăn thêm bữa phụ nếu du lịch từ Đông sang Tây (vì ngày sẽ kéo dài hơn); Giảm liều insulin bán chậm nếu du lịch từ Tây sang Đông (vì ngày sẽ ngắn hơn). Trở lại giờ tiêm và liều tiêm vào ngày hôm sau tại địa điểm đến.
6. Các lưu ý khác
- Khi đi du lịch, người bệnh nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn vì chế độ ăn uống và sinh hoạt bị xáo trộn ít nhiều đều tác động đến đường huyết.
- Cần lắng nghe cơ thể mình và biết dừng lại để nghỉ ngơi khi cần thiết. Hãy cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên du lịch biết về tình trạng bệnh để họ tạo điều kiện tốt nhất cho bạn.
- Đừng quên bôi kem chống nắng và tuân thủ nguyên tắc bảo vệ chân: Thường xuyên kiểm tra chân, không đi chân trần trên cát nóng, không đi giày mới. Nếu bị phồng rộp chân, dùng chất sát khuẩn nhẹ và băng bảo vệ, không chọc thủng vết rộp.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn