Mặc quần lót chất liệu cotton để tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt ở khu vực “chiến lược”
Tăng tốc cho bốc!
TPCN “phòng the” chứa thành phần cấm
Đứt dây thắng - Tai nạn phòng the thường gặp
Co thắt âm đạo - Nỗi ám ảnh phòng the!
Là phụ nữ, bạn cần hiểu rõ cơ thể của mình để có thể nhận ra những thay đổi bất thường ở giai đoạn sớm nhất. Sau đây là những bí quyết giữ gìn sức khỏe sinh sản và tình dục cho chị em phụ nữ:
• Duy trì thói quen vệ sinh đúng cách:
- Vệ sinh vùng kín là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe tình dục của chị em phụ nữ. Hãy dùng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có mức pH cân bằng để rửa “cô bé” mỗi ngày và cố gắng giữ khô ráo cho “vùng chiến lược”.
- Để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên phía trên khiến quá trình viêm nhiễm tái diễn nhiều lần, bạn cần vệ sinh vùng kín theo hướng từ trước ra sau.
- Thay băng vệ sinh sau khoảng từ 3 - 4 tiếng trong thời kỳ “nguyệt san”.
- Không tẩy lông ở vùng kín. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể cắt tỉa cho chúng ngắn bớt.
- Mặc quần lót chất liệu cotton để tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt ở khu vực “chiến lược” và hạn chế sự phát triển của các loại nấm cũng như vi khuẩn kỵ khí.
Chị em cần vệ sinh vùng kín thường xuyên
• Đảm bảo yếu tố an toàn trong những lần “giao ban”
Quan hệ tình dục theo nguyên tắc một vợ một chồng là cách tốt nhất để bạn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như giang mai, lậu, mụn giộp, nấm chlamydia, HIV AIDS, viêm gan B và C… Một số bệnh viêm nhiễm buộc phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng phức tạp hơn nhưng cũng có những bệnh không cần phải chữa.
Rất nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho vùng chậu, xuất hiện các mụn cóc ở vùng kín, các khối u, thay đổi màu của dịch âm đạo, gây vô sinh, sẩy sinh, dị tật cho thai nhi, thậm chí là gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, tử cung, họng và gan.
Để đảm bảo yếu tố an toàn, trong quá trình “giao ban” bạn nên sử dụng bao cao su.
• Áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp
“Vỡ kế hoạch” (mang thai ngoài ý muốn) có thể là nguyên nhân khiến bạn bị stress và ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt tình dục. Do đó, bạn nên lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với mình nếu không có ý kế hoạch sinh em bé. Có rất nhiều biện pháp tránh thai phù hợp với nhiều độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người sử dụng như: Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai, miếng dán tránh thai… Hãy thảo luận với bạn đời của mình để lựa chọn phương pháp lý tưởng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần có kế hoạch sinh con sớm vì đối với phụ nữ độ tuổi 25 được xem là lý tưởng nhất để bạn sinh em bé đầu tiên.
Không nên sinh con khi đã quá tuổi 30
Một số phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc sinh nở để dồn sức phấn đấu cho sự nghiệp. Nhưng theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, giới hạn lý tưởng nhất cho việc sinh nở không vượt quá tuổi 30 vì đây là giai đoạn trứng phát triển tốt nhất cả về chất lẫn về lượng. Từ sau độ tuổi này, nguy cơ bị khiếm khuyết về nhiễm sắc thể ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, tuổi càng cao, nguy cơ bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng gia tăng khiến cho chuyện mang thai trở nên khó khăn hơn. Nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển, thai phụ bị tăng huyết áp, đái tháo đường cũng sẽ tăng cao hơn.
Đừng xem thường việc kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Từ sau tuổi 20, bạn nên đi khám ngực mỗi năm một lần (và khi có chỉ định của bác sỹ), làm xét nghiệm Pap hai năm một lần (hoặc khi có chỉ định) sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục và thường xuyên kiểm tra vùng chậu theo yêu cầu của bác sỹ phụ khoa.
Bình luận của bạn