Co thắt âm đạo ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chăn gối của 2 vợ chồng
“Ấy” thế nào là “đủ”?
Anh ơi… nữa đi!
Đổi gió khi "yêu" – Coi chừng rước họa!
Thực phẩm tốt cho chuyện “yêu” thêm “sốt” (P.1)
Thực phẩm tốt cho chuyện “yêu” thêm “sốt” (P.2)
Ám ảnh thường trực
Lấy chồng được gần một tháng nhưng đến nay, chị Nguyễn Thùy L. (23 tuổi, Hà Nội) vẫn chưa dám làm "chuyện ấy" với chồng. Mỗi khi gần gũi, không hiểu "cô bé" của chị L. như thế nào mà anh có dùng đủ mọi cách để thâm nhập vẫn chẳng ăn thua. Hỏi ra thì mới vỡ lẽ, từ lúc mới lớn, chị L. thường nghe nói nhiều đến nỗi đau khủng khiếp khi "cái ấy" của người đàn ông lần đầu tiên "đi vào" âm đạo phụ nữ. Từ đó, nó trở thành nỗi ám ảnh trong lòng chị cho đến tận bây giờ. "Cứ nghĩ đến là mình lại khiếp sợ, "cậu nhỏ" của chồng mới chỉ chạm nhẹ vào thôi là "chỗ ấy" của mình lại khép chặt lại", chị L. tâm sự.
Hoàn cảnh có phần nhẹ hơn chị L. nhưng tình trạng âm đạo "đóng cửa" cũng khiến chị Doãn Thị N. (25 tuổi, Nam Định) khổ sở không kém. Chị kể, ngày trước chị và anh "yêu" nhau không hề bị như vậy. Từ cái lần anh đi công tác mấy tháng, lúc trở về, vì quá nhớ nhung và ham muốn mà anh lao vào chị như một con mãnh thú. Bỏ qua màn khởi động, anh trực tiếp vào cuộc chính và làm "chuyện ấy" rất hung bạo. Chị N. đau đớn vô cùng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, khi xong việc, anh thì lăn quay ra ngủ để mặc chị với nỗi đau cùng những giọt nước đỏ rỉ ra ở âm đạo. Một thời gian sau, khi làm "chuyện đó", cơ thể chị tự động lên cơ chế bảo vệ âm đạo, anh vuốt ve, dạo đầu nhưng tình trạng cũng không được cải thiện, còn chị thì cả buổi giống như một cái xác không hồn, tay nắm chặt ga giường, răng nghiến chặt, nước mắt cứ thế chảy ra...
Hiện tượng co thắt âm đạo (phải)
Nguyên nhân do đâu?
Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho hay, chị L. và chị N. mắc chứng bệnh được gọi là co thắt âm đạo. Đây là bệnh làm cho người phụ nữ không thể chấp nhận được mọi hình thức xâm nhập vào âm đạo. Trạng thái này xảy ra là do phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương vệ (mu) đến xương cụt, khiến cho các cơ ở "cô bé" trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp mọi động thái đưa vào âm đạo (đặt mỏ vịt hoặc thăm khám phụ khoa bằng tay), kể cả quan hệ tình dục cũng rất đau đớn hoặc không thể thực hiện được.
Theo bác sỹ, người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ co thắt âm đạo giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như mức độ đau khi đưa vật gì đó vào âm đạo khác nhau tùy vào từng người. Sự co thắt âm đạo còn có thể do các cơ quanh tiểu khung co chặt do bị căng thẳng thường xuyên, điều này cũng hạn chế lưu lượng máu đến toàn bộ vùng âm đạo, làm cho niêm mạc trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương (rách), gây đau, chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau.
Chứng bệnh này có thể nguyên phát trong đời sống tình dục của người nữ: Một số phụ nữ không có hiểu biết về chính cơ thể mình, nghĩ rằng âm đạo rất bé, rất hẹp hoặc có màng trinh dày che chắn nên sợ đau khi làm "chuyện ấy". Các yếu tố góp phần gây co thắt âm đạo nguyên phát như hội chứng viêm âm hộ phần tiền đình, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm âm đạo do nấm, đã từng bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng bức hay tấn công tình dục, chứng kiến cảnh lạm dụng tình dục hay thể chất ở người khác, chứng kiến cảnh bạo hành gia đình hay xung đột thời nhỏ, sợ bị đưa vào âm đạo do ám ảnh với lời đồn đại đau khi rách màng trinh hay khi quan hệ tình dục lần đầu...
Co thắt đau âm đạo cũng có thể thứ phát như trường hợp chị N. gặp phải, sau khi đã có một giai đoạn chuyện quan hệ tình dục diễn ra bình thường. Thường xảy ra sau một thời kỳ bị đau khi giao hợp (do những nguyên nhân như nhiễm khuẩn, từng bị cưỡng bức...), vì thế hình thành phản xạ chống đỡ của cơ thể là chứng co thắt đau âm đạo. Các cơ âm đạo co lại như một phản ứng tự vệ để không tiếp nhận cơ quan sinh dục nam vì đã có trải nghiệm đau nhiều lần.
Nếu không có biện pháp kịp thời, "chuyện ấy" với người phụ nữ sẽ trở thành nỗi ám ảnh
Cần tạo cho mình sự yên tâm
BS. Dung chia sẻ, gây tê tại chỗ với gel hay kem có thể giúp kiểm soát chứng co thắt đau âm đạo. Tuy nhiên, vì có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh (thể chất hay tâm lý) nên việc điều trị phụ thuộc vào lý do phát sinh bệnh nên mỗi trường hợp cần một phương pháp riêng. Nếu không điều trị, bệnh cũng không tiến triển nặng hơn, trừ phi người chồng cứ ép buộc và người phụ nữ phải nghiến răng chịu đựng.
Chính vì vậy khi đã bị co thắt âm đạo thì không nên cố gắng bằng được chuyện giao hợp. "Người phụ nữ nên tìm cách nhìn thấy cơ quan sinh dục của mình và tự cho tay vào để không thấy sự co thắt, tạo cho mình sự yên tâm. Sau đó có thể để bạn tình đưa một ngón tay có thuốc bôi trơn vào âm đạo, nếu không đau thì thử đưa 2 ngón. Nếu mọi chuyện đều diễn ra tốt, có thể thử đưa cơ quan sinh dục nam vào âm đạo. Cần thực hành mọi động tác trên một cách từ tốn, nhẹ nhàng vì chỉ hơi đau cũng có thể gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể", bác sỹ nói.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc an thần là một phương pháp giải mẫn cảm toàn thể, có tác dụng như một thứ thuốc làm nền. Người bệnh có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sỹ dùng bộ nong âm đạo, có nhiều kích cỡ khác nhau để tạo sự yên tâm cả về thể chất và tâm lý. Tốt nhất để giải quyết và tìm cho mình một biện pháp thích hợp, 2 vợ chồng cần đến các phòng khám, bệnh viện để được bác sỹ tư vấn, hỗ trợ điều trị.
Bình luận của bạn