Hiện ông Tuyết đã tìm ra những“bí kíp” riêng để chung sống với bệnh mạch vành
Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép cần lưu ý những gì?
Làm sao phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau khi đặt stent?
Đã đặt stent có bị tái tắc hẹp mạch vành không?
Tắc mạch vành: Có nên đổi thuốc Plavix sang Clopidogrel hay không?
Bệnh mạch vành biến chứng từ đái tháo đường và bài toán có nên đặt stent không
Ngược trở lại thời điểm năm 2015, ông Tuyết nhận thấy mình hay bị đau tức ngực, khó thở, người mệt mỏi, khó chịu. “Thời gian đó có đi bộ thôi tôi cũng thấy mệt. Có đi bộ tôi cũng chỉ dám đi chậm thôi, đi một mình không nói chuyện với ai còn đỡ. Chứ ví dụ đi với ai mà họ đi nhanh chút thôi là tôi không theo kịp được, hoặc vừa đi vừa nói chuyện cũng càng mệt hơn. Nhiều khi tôi muốn leo cầu thang lên tầng trên hay bế cháu thôi cũng không làm được”.
Nhưng điều đó chưa là gì, bởi đáng sợ nhất với ông là những cơn đau tức ngực cứ đến rồi đi. “Thỉnh thoảng tôi cứ bị đau ở vùng ngực. Có khi cơn đau còn lan sang cả 2 bên nách rồi bả vai. Mỗi lần đau tức ngực như thế tôi lại phải xoa ngực, quay quay 2 tay, kết hợp với hít sâu vào rồi thở ra từ từ vài phút cơn đau mới dịu đi, đỡ dần đi. Khi đỡ đau rồi tôi cũng chỉ dám ngồi xem vô tuyến thôi chứ không dám làm gì nặng”, ông Tuyết nhớ lại.
Đi khám, ông Tuyết được chẩn đoán bị bệnh mạch vành nặng do biến chứng đái tháo đường, huyết áp. Lúc này ông mới ngẫm ra và hối hận vì đã chủ quan với căn bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường từ những năm 2007. Bệnh nặng nên bác sĩ chỉ định ông phải đặt stent mạch vành.
Tuy nhiên, khi biết chi phí đặt stent có thể lên tới khoảng 60 triệu đồng, ông Tuyết tỏ ra khá đắn đo. Một phần đây là số tiền quá lớn mà ông không muốn phải phiền tới con cháu, một phần nữa là ông cũng đã có tuổi, không biết phẫu thuật có an toàn không, có gây ra biến chứng gì không.
Nghĩ vậy, ông Tuyết quyết định không đặt stent mà chỉ tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh hơn trong khả năng của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để kiểm soát bệnh mạch vành khi các triệu chứng bệnh không cải thiện được mấy, các cơn đau tức ngực vẫn thỉnh thoảng tìm tới, làm phiền ông Tuyết.
Bất ngờ tìm được sản phẩm thảo dược đã được nghiên cứu hiệu quả và độ an toàn cho người bệnh mạch vành
Những tưởng sẽ phải chịu đựng các cơn đau tức ngực như vậy tới hết đời, nhưng tới năm 2019, ông Tuyết vô tình xem được thông tin về sản phẩm dành cho người bệnh mạch vành, bệnh tim mạch đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông qua một chương trình sức khỏe.
Khi ra nhà thuốc hỏi, ông được các dược sĩ khẳng định sản phẩm tốt với người bệnh mạch vành. Lúc đó ông mới yên tâm mua về dùng thử.
Cứ uống dần dần 4 hộp, rồi 6 hộp, ông Tuyết thấy tình trạng bệnh của mình có phần dịu đi, đỡ hơn. “Sau khi uống khoảng 2 hộp đầu với liều 4 viên/ngày, tôi đã thấy dễ chịu hơn rồi, cơn đau tức ngực không quá nghiêm trọng như trước nữa. Ví dụ như nếu trước đây đau 10 phần thì giờ cũng đỡ được 2, 3 phần rồi. Cứ duy trì như thế khoảng nửa năm thì tôi thấy bệnh tình đỡ hẳn, gần như không còn bị đau tức ngực nữa, tình trạng khó thở, mệt mỏi cũng không còn. Có chăng chỉ khi nào vận động hơi nhiều hơn bình thường một tí mới thấy đau chút”, ông Tuyết cho biết.
Vốn là người khá tự lập, không thích phụ thuộc vào con cái, điều khiến ông Tuyết mừng nhất là mình đã có thể lấy lại được sức khỏe để tiếp tục duy trì cuộc sống cá nhân.
“Đầu tháng 4 vừa rồi, buổi chiều mát trời tôi đã có thể đạp xe đạp từ nhà lên chợ Phùng. Leo cầu thang thì thỉnh thoảng có việc gì phải lên đến tầng hai, tầng ba thì tôi vẫn lên. Ví dụ như là gọi các cháu chơi ở trên đó, lên xem nó chơi cái gì, sợ nó ngã thì phải lên. Đi bộ thì sáng chiều nào tôi cũng đi, đi bộ khoảng hơn một tiếng đồng hồ”.
“Bí quyết” kiểm soát bệnh mạch vành của người bệnh trong độ tuổi 80
Chia sẻ về “bí quyết” kiểm soát bệnh mạch vành, ông Tuyết khiêm tốn nói: “Gọi là bí quyết chứ thực ra cũng chả có gì. Tôi chỉ nghĩ điều quan trọng là tìm được thuốc và sản phẩm hỗ trợ phù hợp với bệnh của mình. Tiếp theo là chế độ ăn uống. Người bệnh tim mạch thì phải tuyệt đối tránh rượu bia, chất có cồn. Cái thứ ba nữa là tập thể dục. Đợt trước tôi vẫn hay đạp xe ra ngoài, nhưng giờ người yếu hơn, với mắt kém nữa nên tôi vẫn cố duy trì đạp xe, đi bộ loanh quanh trong nhà thôi”.
Theo ông Tuyết, điều quan trọng nhất là người bệnh tim mạch phải giữ được tinh thần lạc quan, không suy nghĩ quá nhiều tới bệnh tật. “Nhiều người có bệnh lại hay lo nghĩ mắc bệnh thế này thì về sau thế nào, có ảnh hưởng gì không, lâu dần có khi lại thành bệnh “tưởng” ảnh hưởng tới tâm lý, tâm thần của họ. Tôi được cái vô tư hơn, không suy nghĩ gì nhiều”.
“Các cụ có câu “khó muốn giàu, đau muốn đã”, tức là người nghèo khổ thì muốn giàu có, người đau ốm trong người thì chỉ muốn khỏi bệnh. Thế nên từ khi tìm được sản phẩm hỗ trợ tim mạch được Viện 108 nghiên cứu, bệnh mạch vành thuyên giảm, sức khỏe cải thiện là tôi thấy vui, thấy “đã" cơn đau ngực, khó thở lắm rồi”, ông Tuyết vui vẻ nói.
Vi Bùi
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Sức khỏe+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của tạp chí.
Bình luận của bạn