Bị suy tim sung huyết nên tập thể dục thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Suy tim sung huyết là giai đoạn tim đã suy yếu, không thể bơm máu hiệu quả

Có nên tăng liều aspirin để phòng cục máu đông khi bị COVID-19 không?

Thiếu máu cơ tim: Phải làm sao khi uống Noklot và Imidu bị đau đầu?

Bị tăng huyết áp, dày thất trái có biểu hiện đau ngực phải làm sao?

Chuyên gia cảnh báo: Tổn thương vi mạch gây thiếu máu cơ tim hậu COVID-19

Khi bị suy tim sung huyết, cơ thể sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Do đó, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn hơn khi thực hiện các công việc thường ngày. Tuy nhiên, tập thể dục đều đặn, vừa sức có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe trái tim, cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể.

Trước khi tập luyện, bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ, với các chuyên gia để biết các hình thức tập luyện phù hợp.

Tập thể dục có an toàn với người bệnh suy tim không?

Theo nghiên cứu năm 2017, việc tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch có thể dẫn tới tử vong ở người bệnh suy tim. Các tác giả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lối sống lười vận động, không có thói quen tập thể dục hoặc có khoảng thời gian dài ít vận động có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh suy tim.

Theo các chuyên gia, người bệnh suy tim nên tập thể dục đều đặn nhưng vừa phải. Tuy nhiên, một số bài tập sẽ không phù hợp với người bệnh suy tim mất bù, người bệnh suy tim kèm rối loạn nhịp tim… Do đó, bạn nên trao đổi trước với chuyên gia để được tư vấn bài tập phù hợp.

Lợi ích của việc tập thể dục đối với người bệnh suy tim

Tập thể dục thường xuyên có thể mang tới những lợi ích sau:

- Giảm các triệu chứng suy tim.

- Cải thiện chức năng tim.

- Giảm nguy cơ nhập viện ở người bệnh suy tim.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày dễ dàng hơn.

- Duy trì khả năng tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

- Cải thiện sức khỏe thể chất, sức khỏe tổng thể.

Một vài lợi ích khác của việc tập thể dục thường xuyên có thể kể tới như:

Tập thể dục đều đặn, vừa sức sẽ giúp người bệnh suy tim thấy khỏe khoắn hơn

Tập thể dục đều đặn, vừa sức sẽ giúp người bệnh suy tim thấy khỏe khoắn hơn

- Giúp tăng năng lượng.

- Tăng sức bền và khả năng vận động.

- Hỗ trợ giảm và duy trì cân nặng ổn định.

- Giúp người bệnh suy tim kiểm soát các căn bệnh khác tốt hơn, ví dụ như giúp kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp hoặc nồng độ mỡ máu.

- Kiểm soát căng thẳng.

- Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Cải thiện sức khỏe tâm thần, giảm triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng.

Các bài tập phù hợp cho người bệnh suy tim sung huyết

Việc kết hợp các dạng bài tập khác nhau có thể mang lại lợi ích cho người bệnh suy tim.

Các bài tập tăng cường sức mạnh, cải thiện sức bền nhẹ nhàng

Các bài tập như tập squat, tập với tạ cầm tay… rất tốt cho các nhóm cơ chính trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh suy tim chỉ nên tập các bài tập tăng cường sức mạnh nhẹ nhàng, vừa sức khoảng 2 lần/tuần.

Tập thể dục nhịp điệu (aerobic) và các bài tập tốt cho tim mạch (cardio)

Các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… có thể giúp cải thiện tuần hoàn, kiểm soát đường huyết và hạ huyết áp. Bạn có thể tập ít nhất 150 phút/tuần, chia làm 5 lần/tuần. Nên nhớ, với người bệnh suy tim, mức độ tập luyện vừa phải là khi bạn vẫn có thể nói chuyện trong khi tập mà không bị hụt hơi.

Các bài tập rèn sự dẻo dai, linh hoạt

Các bài tập yoga, thái cực quyền có thể giúp giảm đau khớp, giảm đau nhức cơ bắp và ngăn ngừa chuột rút. Các bài tập này khá nhẹ nhàng và người bệnh suy tim có thể tập hàng ngày, tùy theo khả năng của mình.

Người bệnh suy tim sung huyết cần chú ý gì khi tập thể dục?

 

Để đảm bảo an toàn khi tập thể dục, người bệnh suy tim nên chú ý khởi động, làm nóng người ít nhất từ 5 - 10 phút trước khi bắt đầu các bài tập chính. Giãn cơ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cho trái tim, giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Tương tự như vậy, bạn cũng nên giảm dần việc vận động về cuối buổi tập, tránh ngừng tập thể dục đột ngột có thể khiến nhịp tim và huyết áp giảm nhanh, dẫn đến choáng váng hoặc buồn nôn.

Người bệnh suy tim sung huyết sẽ cần học cách “lắng nghe” cơ thể của mình khi tập luyện. Theo đó, dưới đây là những điều bình thường khi bạn tập thể dục:

- Cảm thấy thoải mái và thư giãn.

- Có thể thấy thở hơi khó khăn, nhưng chưa tới mức thở không ra hơi.

- Cảm thấy hơi mệt mỏi.

- Hơi đổ mồ hôi.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bạn nên ngừng tập và liên hệ ngay với các chuyên gia y tế:

- Thấy khó chịu ở ngực.

- Tình trạng khó thở ngày càng tồi tệ hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi.

- Chóng mặt.

- Buồn nôn.

- Nhịp tim nhanh.

- Cảm thấy rất mệt mỏi.

Bạn sẽ cần đi cấp cứu nếu có các triệu chứng sau:

- Đau tức ngực.

- Nửa dưới cơ thể bị sưng, phù nề.

- Tình trạng chóng mặt, lú lẫn trở nên trầm trọng hơn.

Vi Bùi (Lược dịch theo Medicalnewstoday)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Ich-Tam-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch