- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Một số loại thực phẩm chức năng vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa hỗ trợ điều trị sỏi mật
Dinh dưỡng hay đánh bay sỏi mật
Thải sỏi mật bằng... rượu, bạn đã thử chưa?
Thải sỏi mật tại nhà bằng thảo dược
Thải sỏi mật siêu tốc với các nguyên liệu trong bếp
Bệnh sỏi mật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật, tắc nghẽn ống mật chủ, tắc nghẽn ốc tụy gây viêm tụy và thậm chí dẫn đến ung thư túi mật (tỷ lệ thấp). Các nguyên nhân khác gây sỏi mật bao gồm: Túi mật chứa nhiều bilirunin (do xơ gan, nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng được mật…) và nồng độ mật quá đậm đặc (do lâu ngày không được sử dụng).
Người trên 60 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, thiếu máu lười vận động, ăn quá nhiều chất béo… là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật.
80% số người có sỏi mật không biết mình bị bệnh bởi không có triệu chứng điển hình. Đến khi phát hiện được bệnh thì sỏi đã làm tắc nghẽn ống mật và gây ra cơn đau dữ dội ở hạ sườn phải, đau lưng, buồn nồn, đầy hơi, khó tiêu, ớn lạnh… Cơn đau do sỏi mật có thể kéo dài một phút đến vài giờ.
Người bệnh sỏi mật cần được dùng thuốc để hòa tan sỏi hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu sỏi mật không gây đau đớn thì người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị thay thế hoặc kết hợp với thuốc, chẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất và thảo dược (Bổ công anh, Uất kim, Sài hồ, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Chỉ tử…).
Vitamin C cải thiện chức năng miễn dịch
Theo các chuyên gia tại trường Đại học Maryland (Mỹ), các chất bổ sung sau đây vừa giúp bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng cho người bệnh, vừa giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật:
- Vitamin tổng hợp (dùng hàng ngày): Loại thực phẩm chức năng này có chữa các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, vitamin nhóm B (từ B1 đến B7, B9 và B12); Các khoáng chất như magne, calci, kẽm và selen.
- Vitamin C: Bổ sung 500 – 1.000mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa và cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
- Phosphatidylcholine (PC): Trong cơ thể, PC là thành phần chính của màng tế bào và chất hoạt dịch của phổi. Đây là một loại acid béo cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch cũng như sửa chữa những tổn thương của tế bào. Phosphatidylcholine làm tăng tính tan của cholesterol – nguyên nhân hàng đầu gây sỏi mật, vì vậy nó có thể giúp hòa tan sỏi mật. Phosphatidylcholine có thể dùng kết hợp với một số loại thuốc, kể cả thuốc kháng acetylcholin (dùng để điều trị tăng nhãn áp, bệnh mất trí nhớ Alzheimer và một số bệnh khác).
- Alpha-lipoic acid: Hỗ trợ chống oxy hóa (tăng hoạt tính của các chất chống oxy hóa). Tuy nhiên, Alpha-lipoic acid có thể tương tác với các thuốc hóa trị liệu.
- Magne: Bổ sung thiếu hụt cho cơ thể. Magne có thể tương tác với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ… Ngoài ra, dùng quá liều magne có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp xuống mức nguy hiểm và thở ngắn. Những người bị sỏi mật mà có bệnh thận khi bổ sung magne phải được sự đồng ý của bác sỹ.
- Taurine: Cũng như magne, taurine có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Taurine có khả năng tương tác với lithium, vì thế, người bệnh sỏi mật mà bị rối loạn lưỡng cực hết sức cẩn thận khi bổ sung taurine.
*Lưu ý: Thông tin của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng bất kỳ loại TPCN nào cũng cần có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sỹ.
Bình luận của bạn