Bị suy thận nên ăn gì ngày Tết?

Suy thận vì điều trị gout ở phòng khám Đông y Trung Quốc

Thuốc hạ huyết áp có thể gây suy tim, suy thận

Coi chừng tăng kali máu ở người suy thận

Nguyên tắc vàng phòng ngừa suy thận mạn

Các loại thực phẩm phổ biến ngày Tết như chân giò hun khói, giò chả, lạp xưởng, khô bò, tôm khô, xúc xích, giăm bông thì thường có nhiều muối không tốt cho bệnh nhân tim, thận, làm tăng huyết áp. Thức uống có gas và cồn được dùng nhiều dịp Tết là những chất dễ hòa tan, khi hấp thụ vào cơ thể chúng tập trung chủ yếu ở bộ phận tổ chức não gây ra kích thích nên thường để lại những hậu quả đáng tiếc.

Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Ngọc Vân - Trưởng Khoa Dinh dưỡng BV Nhân dân 115 cho biết, bệnh nhân suy thận cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm. Nhu cầu đạm bình thường khoảng 1g cho một kg mỗi ngày. Với người suy thận nhu cầu này khoảng 0,5 - 0,8 gr cho một kg mỗi ngày, tùy mức độ suy thận.

Khi thận suy, chất ure sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất đạm bị ứ đọng lại và gây độc cho cơ thể. Vì vậy chỉ cần một lượng chất đạm bằng phân nửa nhu cầu bình thường là đủ. Sau khi suy thận nặng, người bệnh thường biếng ăn, ăn không ngon và hay bị buồn nôn nhất là khi ăn thịt cá. Vì vậy cần uống thêm 1 - 2 ly sữa một ngày để đảm bảo nhu cầu chất đạm.

Đối với người có cân nặng 50 - 55 kg, cần cung cấp chất đạm khoảng 50gr thịt, cá mỗi ngày, 1 - 2 ly sữa dinh dưỡng và một chén lưng cơm mỗi bữa.

Người suy thận có nhu cầu chất đạm khoảng 0,5 - 0,8 gr cho mỗi kg một ngày. Ảnh: Lê Phương.

Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn

Lượng muối sử dụng 2 - 4 gr một ngày tùy theo mức độ suy thận và mức độ phù.

Không ăn các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối (giăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối chua, giò chả...)

Các món ăn nêm nếm ít muối, bột nêm (nấu nhạt hơn bình thường). Nếu tiểu ít và có phù nhiều thì nấu nhạt hoàn toàn.

Không dùng thêm nước chấm mặn.

Hạn chế kali

Kali là một loại muối khoáng có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt có nhiều trong rau lá và trái cây khô. Khi kali tăng cao hoặc hạ thấp đều nguy hiểm, có thể gây loạn nhịp tim, ngừng tim. Vì vậy khi suy thận, đặc biệt là phù và tiểu ít thì cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều kali.

Nhu cầu kali 2 - 4 gr một ngày tùy theo mức độ suy thận.

Nhu cầu nước

Nếu suy thận nhẹ, lượng nước tiểu bình thường, không phù thì uống nước theo nhu cầu khát. Nếu có phù, tiểu ít thì nhu cầu nước + lượng nước tiểu + 500 ml. Ví dụ nước tiểu = 500 ml một ngày. Tổng nhu cầu nước = 500 ml + 500 ml = 1.000 ml (bao gồm cả nước canh, nước súp, sữa, nước lọc), 1 chén canh, súp tương đương 150 ml, 1 ly sữa tương đương 150 ml.

Những thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân suy thận trong ngày Tết.

Hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối, bột ngọt như giò lụa, giò thủ, lạp xưởng, khô bò, khô mực, tôm khô, dưa muối, dưa món, củ cải ngâm nước mắm, kim chi...

Ăn vừa phải các loại thịt cá đề phòng tăng ure máu.

Giảm các loại bánh mứt ngọt nếu có kèm bệnh đái tháo đường.

Hạn chế thức uống có cồn như rượu, bia. Có thể uống ít rượu vang đỏ vào bữa ăn (dưới 60 ml một ngày), không uống quá 1 lon bia mỗi ngày.

Uống hạn chế các thức uống có gas.

Những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân suy thận trong ngày Tết

Bánh chưng, bánh tét có thể ăn 1/2 cái nhỏ dùng cho bữa ăn sáng hoặc thay thế 1 chén cơm vào bữa ăn trưa hoặc chiều.

Các loại bánh mứt vẫn dùng được.

Thịt kho rệu với nước dừa tươi, không mặn nên ăn được.

Khổ qua nhồi thịt (nên nhồi miến, mộc nhĩ, nhiều hơn thịt...)

Nên có các loại rau tươi như súp lơ, bắp cải, su hào, su su, củ cải đỏ, rau cần, khổ qua...

Ăn trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, nho, bưởi, thanh long...

Uống 1 - 2 ly sữa mỗi ngày.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp