Mắc suy thận mạn: Bản án tử hình

Suy thận đồng nghĩa với cái chết không còn xa

Hiểm họa khi ăn cá kênh Nhiêu Lộc: Ung thư, suy thận...

Ghép thận thành công cho bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối

Điểm mặt “thủ phạm” gây suy thận

Người bị suy thận nên ăn uống như thế nào?

Các biến chứng nguy hiểm

Biến chứng do suy thận mạn tính thường bao gồm: Phù phổi do giữ nước, tăng huyết áp; các biến chứng ở hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết… Đối với hệ tuần hoàn, do thận suy giảm chức năng nên nồng độ kali sẽ tăng đột ngột trong máu, làm giảm chức năng tim, đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị suy tim ứ huyết, dày và giãn thất trái, thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc tràn dịch, rối loạn chức năng tâm trương thất trái, rối loạn nhịp tim, ngừng tim, suy tim trái cấp (phù phổi cấp), vữa xơ động mạch. Tử vong do bệnh lý tim mạch chiếm 40 - 60% số bệnh nhân điều trị bằng lọc thận nhân tạo.

Bệnh nhân suy thận cần chạy thận nhân tạo thường xuyên

Đối với hệ thần kinh, người bệnh thường bị trầm cảm do bệnh tật, một số trường hợp còn xuất huyết não do tăng huyết áp, nhồi máu não do vữa xơ động mạch, hôn mê do urê máu cao…

Khi thận không lọc được hoàn toàn sẽ khiến cho lượng urê trong máu tăng nhanh chóng, dẫn đến viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa. Thận suy cũng là nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, giảm hưng phấn tình dục, rối loạn dung nạp đường huyết, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát.

Do đó, suy thận mạn tính là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không kịp chạy thận hoặc thay thế thận mới thì chỉ cần một trong số những biến chứng ở trên cũng có thể gây tử vong.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Xu hướng của y học thế giới hiện nay là phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là với những bệnh mạn tính có tỷ lệ tử vong cao như suy thận mạn tính. Theo TS.BS Nguyễn Bách – chuyên khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), cách phòng ngừa bệnh suy thận tốt nhất là kiểm soát toàn bộ nguyên nhân có thể gây ra suy thận mạn.

- Nếu mắc đái tháo đường, người bệnh cần duy trì đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.

- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu.

- Không uống rượu, bia.

- Nên ăn các thức ăn ít muối, ít chất béo như: Thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng..., ăn nhiều cá, rau quả.

- Cần uống đủ nước (khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết).

- Tập thể dục đều đặn.

- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

- Khám bác sỹ chuyên khoa thận định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Khi khám cần chú ý kiểm tra cả huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu...

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận cũng nên sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có khả năng tăng cường chức năng thận, được chiết xuất từ thành phần chính là cây dành dành, kết hợp mới một số thảo dược quý khác để kiểm soát các nguyên nhân gây suy thận, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh suy thận mạn tính… mà không gây tác dụng phụ.

Tiểu Bắc H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu