- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Tình trạng ngạt mũi ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ
Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?
5 loại tinh dầu giúp giảm ngạt mũi hiệu quả
Trẻ nhỏ bị ngạt mũi có nên dùng thuốc thông mũi?
Biện pháp tự nhiên giúp làm giảm tình trạng ngạt mũi tại nhà
Nguyên nhân gây ngạt mũi
Ngạt mũi là tình trạng 1 hoặc cả 2 bên lỗ mũi bị bít tắc, khiến người bệnh không thở được dễ dàng. Tình trạng bít tắc này thường xảy ra khi các mạch máu trên niêm mạc mũi bị viêm, do tiếp xúc với virus hoặc tác nhân gây dị ứng. Các mô mũi sưng lên gây cản trở không khí vào mũi, tạo ra cảm giác tắc nghẹt trong mũi. Ngoài ra, sự dư thừa dịch nhầy hay sổ mũi cũng khiến mũi bị bít tắc.
Ngạt mũi là triệu chứng phổ biến ở người bị cảm cúm
Tình trạng ngạt mũi thường xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Người bệnh bị viêm đường hô hấp trên: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với không khí khô.
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói thuốc lá, khói xe.
- Tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, vật nuôi trong nhà.
- Nội tiết tố thay đổi thất thường (chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ).
- Polyp mũi (khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi).
Biện pháp giảm ngạt mũi về đêm hiệu quả
Ngạt mũi có thể gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài thuốc nhỏ mũi, bạn có thể tìm đến các biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng ngạt mũi:
Uống nhiều nước
Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy của mũi, giúp mũi bớt tắc nghẹt.
Nằm ngửa khi ngủ
Với những người bị ngạt mũi, nằm nghiêng khi ngủ có thể khiến 1 hoặc cả 2 bên mũi cùng bị bít tắc. Ở tư thế nằm, các chất nhầy khó có thể chảy xuống cổ họng, dễ tích tụ ở phía sau mũi, dẫn đến tắc nghẹt. Do đó, bạn nên nằm ngửa để giảm tình trạng ngạt mũi, đồng thời kê thêm gối nếu cần.
Tư thế nằm ngửa, kê cao đầu giúp mũi đỡ tắc ngạt
Trong thời tiết khô, bạn cần giữ ấm vùng mũi họng khi đi ngủ, hạn chế sử dụng máy lạnh, điều hòa hoặc để quạt thổi thẳng vào vùng đầu cổ.
Dùng máy phun sương
Khi không khí thiếu độ ẩm, niêm mạc mũi phải tăng tiết chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi, khiến chứng đau nhức ở mũi có thể trầm trọng. Để hạn chế tình trạng hanh khô trong nhà và phòng ngủ, bạn có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông tinh dầu.
Bạn cũng có thể xông mũi với nước nóng kèm tinh dầu hoặc tắm nước nóng trước khi đi ngủ, để hơi nước giúp làm ẩm khoang mũi, giúp giảm nghẹt mũi.
Sử dụng nước muối sinh lý
Vệ sinh dịch nhầy trong mũi với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch vệ sinh mũi an toàn với hầu hết các đối tượng, kể cả với phụ nữ mang thai. Bạn có thể mua nước muối sinh lý chuyên dùng để vệ sinh mũi tại các nhà thuốc dưới dạng dung dịch hoặc bình xịt.
Người bị ngạt mũi kéo dài có thể dùng phương pháp rửa mũi xoang như bình neti pot để làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Lưu ý, dung dịch và dụng cụ vệ sinh mũi phải đảm bảo vô trùng để tránh gây nhiễm khuẩn cho xoang mũi.
Cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, nhỏ mũi cho trẻ nhỏ. Chai nước muối sinh lý nên có kích thước nhỏ, đầu bo tròn, tốc độ chảy nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương trong quá trình rửa mũi. Phụ huynh cũng không nên cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý quá thường xuyên, nếu trẻ không bị sổ mũi, ngạt mũi.
Bình luận của bạn